Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại VN đang lâm vào ngõ bí. Ngoại tệ cần để mua hàng từ nước ngoài không còn an toàn. Hàng bán ra ngoài bị chê là thiếu phẩm chất. Khu kinh tế quốc doanh làm ăn thua lỗ hoăc phá sản, vì quan tham chia nhau vơ vét của dân từ trên xuống dưới. Vật giá leo thang không ngừng. Đời sống đa số dân chúng rất khó khăn, nhưng đời sống đảng viên CS và những người làm giầu bất chính thì vẫn ăn chơi, phè phỡn như những nhà phú hộ trong thời Trung Cổ. Thiếu Đô La, phá giá tiền đồng
Phần lớn người Việt trong nước cất giữ vàng hay Mỹ Kim, vì kể cả đảng viên và dân thường không ai tin đồng tiền do nhà cầm quyền phát hành. Tình trạng này đưa đến Hanoi bị thiếu hụt Mỹ Kim trong kho bạc. Chính phủ không công bố hiện giữ bao nhiêu Mỹ Kim, vì coi đó là bí mật quốc gia. Nhưng các tin tức gần như chính thức nói là, tính đến cuối năm 2010 (trước Tết nguyên đán) ngân khố của VC còn dưới 10 tỷ Mỹ Kim. Trước đó, năm 2009, trong ngân khố còn 16 tỷ Mỹ Kim. Nếu đúng vậy, thì đây là con số báo động, vì mỗi năm VC cần tới 13 tỷ để mua hàng hóa từ bên ngoài. Ngoại tệ vào VN từ những ngả khác như Việt kiều các nước gởi về, các tổ chức từ thiện làm ăn chia chác với cán bộ lại lọt ra ngoài dưới hình thức rửa tiền qua tay tham nhũng.
Muốn có thêm ngoại tệ, VC phải phá giá tiền đồng VN, giải pháp VC không muốn, vì cách làm này sẽ mất uy tín tài chánh trong nhiều giới, nhất là tín dụng. Điều kiện vay nợ các ngân hàng ngoại quốc ngày nay khó khăn hơn nhiều, vì vụ Vinashine mới đổ bể.
Không thể chờ lâu hơn, VC đành phá giá đồng bạc VN ngay sau Tết Nguyên Đán. Đây là lần phá giá thứ 6 trong vòng 3 năm gần đây. Tính ra từ 2008 đến nay, tiền VN mất trên giá 20%. Theo giá biểu mới này, tiền VN hiện mất giá thêm 8.5% nữa, 1 Mỹ Kim bằng 20 ngàn 730 đồng VN. Nhưng trên thị trường tự do người dân đổi được giá cao hơn, 1 Mỹ Kim ăn 22 ngàn VN, có nơi còn đổi được cao hơn. Mỹ Kim sẽ không ngừng rượt đuổi tiền đồng tiếp tục trượt dốc cho đến khi Hanoi tìm đủ ngoại tệ bỏ vào kho bạc để bảo đảm cho tỷ giá đứng lại. Xem ra việc này như kiểu “đội đá vá trời”.
Khi phá gia đồng bạc, VC chỉ thu thêm Mỹ Kim từ những nơi bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng, nhưng lại làm cho giá hàng nhập cảng tăng cao hơn. Dân chúng thì trao đổi với nhau trên thị trường tự do (chợ đen), vì được giá cao hơn. Rốt cuộc, thị trường tự do vẫn thu hút và lưu hành số lượng Mỹ Kim đáng kể, không nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng vc.
Tình trạng này sẽ giữ lạm phát của VN ở mức cao hai con số và sẽ vẫn ở mức tệ hại không có hy vọng giảm xuống. Nội trong tháng Hai này, lạm phát đã vọt lên 14%. Theo ước đoán của kinh tế gia ngân hàng đầu tư JP Morgan, tính trung bình lạm phát tại VN năm nay sẽ xê dịch ở múc 12 đến 14%. Vì ngay sau giải pháp phá giá đồng bạc, nhu yếu phẩm sẽ tự động tăng. Những mặt hàng thiết yếu trong kỹ nghệ cũng buộc phải chính thức tăng giá nay mai.
Bai toán khó giải
Giá điện sẽ tăng trong tháng Ba tới. Đang có tin đồn đầu tháng Ba, giá điện sẽ tăng 30%. Người dân sẽ khốn khổ vì gía điện mới cho nhu cầu gia dụng. Nhà cầm quyền lại không biết phân phối và quản lý điện hợp lý, đưa đến tình trạng bị cúp diện liên miên, trở ngại cho mọi sinh hoạt trong dân chúng. Đối với kỹ nghệ, điện lực là cơ sở căn bản rất quan trọng, không thể lúc có lúc thiếu.
VN đang mong có nhiều nhà đầu tư ngoại quốc nhảy vào khai thác điện lưc để gỡ thế bí này. Nhà đầu tư ngắm nghía khăp nơi, họ khám phá ra rằng, đầu tư ngành này tại VN không có lời vi giá điện mới so với các nước trong vùng cũng không hấp dẫn đối với họ. Tất nhiên nhà đầu tư biết là họ còn phải tính cả tiền đút lót cho quan tham và những rủi ro khi họ không thể chung tiền nổi cho những “vòi vĩnh của quan tham” ngày một gia tăng hơn nữa. Chỉ trong điện lực không thôi cũng đã là bài tính chưa có lối thoát rồi.
Sau điện, xăng và hàng hóa thuộc phó sản dầu lửa cũng phải tăng giá. Vì đã chính thức phá giá đồng bạc, nếu không cho tăng giá, sẽ lâm vào tình trạng chợ đen lan tràn, vô phương kiểm soát.
Viễn ảnh khó lường
Sau khi các măt hàng nói trên chính thức tăng giá, lúc đó giá nhu yếu phẩm như gạo, đường, sữa, thịt, cá, rau, trái cây . . . sẽ lại lần nữa tăng theo ồ ạt đến một tình trạng xáo trộn đưa đến nhiều tệ nạn tràn lan trong xã hội. Và đây chính là lúc bức tranh sinh hoạt xã hôi quá chênh lệch sẽ được đa số dân chúng trong nước nhận ra : Cảnh tượng sẽ bầy ra trước mắt mọi người là kẻ quyền hành và bất lương giầu sụ ăn sáng một tô phở bò côbê $35 MK, trong khi đa phần dân chúng đầu xuống trôn lên chỉ kiếm được vài ba mỹ kim một ngày!
Tình thế này sẽ đẩy người dân vào sự lựa chọn giải pháp tự cứu như dân Ai Cập trong những ngày thượng tuần tháng Hai 2011. Rốt cuộc rồi loại người từng sống như những nhà độc tài ăn uống phè phỡn, vô cảm trên sự đau khổ của đồng bào đương nhiên sẽ không tránh khỏi số phận như đồng bọn của họ trước đó mà lịch sử cận đại đã chứng minh.
Trần Nguyên Thao
Nam California Feb 17-2011