Saturday, April 28, 2012

Nguyễn Việt - Đòn Thù Đê Hèn Của Hà Nội!




ĐÒN THÙ ĐÊ HÈN CỦA HÀNỘI!                                                                                               

Nguyễn Việt

Tháng 10 năm ngoái (10-2011) Việt cộng (VC) đã bắt một người phụ nữ lớn tuổi và đưa thẳng vào nhốt tại một trại giam mà không hề lấy lời khai làm hồ sơ và đưa ra Tòa xét xử. Người bị VC bắt là bà Bùi thị minh Hằng, một người đã hăng say dự những cuộc biểu tình, chống lại hành động gây hấn của Trung cộng (TC).     

Hành dộng bắt bà Hằng có tính cách một vụ khủng bố của bọn côn đồ, du đãng, vì những kẻ đó là những trai tráng mặc thường phục, chen vào đám đông, giật nón bà Hằng đang đội trên đầu, sau cuộc giằng co cái nón có chữ “Hoàng sa Trường sa là của Việt nam”, lũ côn đồ, kẻ ôm ngang người, kẻ nắm tay chân, kéo lê bà Hằng tới một chiếc xe đậu sẵn, đẩy người bà Hằng vào xe và chiếc xe lao đi. Thì ra chiếc xe là xe Công an VC. Và đây là một vụ khủng bố mà công an VC phối hợp với du đãng côn đồ chuyên nghề đâm thuê chém mướn. Đó là điều đặc biệt thứ nhất.      

Điều đặc biệt thứ hai là, đã là việc thi hành của nhà nước, thì nhà nước phải cai trị bằng luật pháp, mà dù chỉ là luật lệ giả vờ thì, tuy “bất cần" đối với dân trong nước, nhưng dù sao cũng cần giữ lấy cái vỏ bề ngoài để còn “coi được” đối với thể giới bên ngoài như ngoại giao đoàn và tư bản ngoại quốc đang khai thác VN. Nhất là VC lại đang mưu toan ứng cử vào Ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc, là cơ quan đã rất nhiều lần nhắc nhở VC phải tuân thủ các cam kết về tôn trọng nhân quyền mà VC đã ký kết, trong khi công an VC liên tiếp giết dân vô tội.Thì ra đảng và nhà nước VC, gọi nó là "mặt mo" thì chưa đủ nghĩa, mà phải nói là “mặt đá mài", hay “mặt đít ếch” - nhẵn trơn như đít loài ếch, bất cứ thứ gì đổ vào nó cũng trơn trượt, không để lại dấu vết , cũng như những lời dè bỉu, chưởi rủa, dù nặng nề đến mấy mà dùng để thóa mạ VC cũng chỉ hoài hơi, phí lời, vì chúng, đến nhân tính đã không còn, thì nói gì đến xấu hổ. Người ta hay nói đến liêm sỉ - sỉ là biết xấu hổ, và khi biết xấu hổ thì sự xấu hổ hiện lên mặt như màu đỏ (ỏ mặt khi cảm thấy xấu hổ). Còn VC, vì cả đến tính người cũng không còn thì cái “sỉ” có đâu mà đỏ lên cái đít con ếch, tức cái mặt của loài "hình người, dạ thú" trơ tráo hơn cả cái mặt mo! Hơn nữa đảng của Hồ chí Minh, khởi sự lập nghiệp bằng trò lừa bịp thì làm sao có liêm đâu mà nói đến chữ “liêm sỉ” với chúng nó.       

Bởi vậy, theo lời VC nói cho con bà Hằng biết thì lệnh "bắt” bà Hằng là do hội đồng thành phố Hà nội ban ra. Cũng từ lệnh đó mà bà Hằng bị đưa thẳng đến trại giam, mà không cần lập chứng từ để đưa ra tòa xét xử. Đã thế hình thức giam giữ lại có tính cách “hạ nhục”“hãm hại”. Hạ nhục bằng cách giam bà Hằng chung phòng với các người phụ nữ, trong đó một phần là những phụ nữ miền Nam, tức cư dân vùng vựa lúa nhất nhì thế giới, đời sống trước đây hòan toàn sung túc, chưa từng biết đến thiếu đói là gì; thế mà từ ngày được “đảng cụ Hồ” giải phóng, nạn thiếu đói vẫn thường xẩy ra, cảnh đau thương “mẹ đẻ, không nuôi nổi mẹ, nói gì đến nuôi con, cho nên đành để con vào chốn con phải bán trôn mà nuôi miệng” đến nỗi mắc bệnh hiểm nghèo, đến nay vẫn chưa có thuốc chữa cho hết nọc, đó là bệnh aids, ở VN còn gọi là sida. Rồi khi bà Hằng bị giam chung vào đây thì đó rõ ràng là một mưu toan “hãm hại" một cách đê hèn, để VC, hy vọng bà Hằng sẽ bị lây bệnh hiểm nghèo, thì đó là một thành tích để VC tâu lên Thiên triều Bắc kinh mà đái tội lập công! Chuộc cái tội đã để xẩy ra những cuộc biểu tình chống lại Thiên triều, nhất là kẻ chống kiên trì lại là một phụ nữ lớn tuổi!                

NHỮNG KẺ BẮT CHỊ LÀ QUÂN BẤT LƯƠNG, VÔ ĐẠO        

Đối trước hành động phi nhân của VC, không kể dư luận ngoài nước và các mạng truyền thông, ngay trong nước, thái độ phẫn nộ, phẫn uất của đồng bào đã đến mức như là không còn có thể kìm giữ được nữa, dù có thể bị kẻ thù đàn áp thẳng tay! Xin trích dẫn dưới đây vài đoạn có tính cách tiêu biểu:     

Vì việc VC khủng bố bà Hằng vào đúng dịp khắp toàn thế giới tưng bừng kỷ niệm ngày vui “mừng việc tôn trọng nhân quyền của giới Phụ Nữ” cho nên chủ nhân “mạng QUÊ CHOA”, ông Nguyễn quang Lập, đã “gửi tượng trưng” đến bà Bùi thị Minh Hằng một lẳng hoa, kèm theo một bài viết ngắn, như sau:      

Không biết hôm nay người ta tổ chức cho chị em trại Thanh Hà đón ngày 8 tháng 3 thế nào. Bùi Hằng có nhận được nhiều hoa không ?

Tối qua đang lúc làm việc, chợt nhớ ra đã đến ngày 8/3. Bỗng nhiên nhớ chị, lục khắp mạng méo không thấy ai viết về chị cả, mình đọc lại cái thư chị gửi cho Con ( xin nhắc lại tại đây) tự nhiên ứa nước mắt:”Mẹ của các con, cả quảng đời làm người chưa bao giờ làm gì đê tiện xấu xa, chưa bao giờ thỏa hiệp với cái ác cái xấu và giờ đây dù bị giam cầm oan khuất, nhưng không làm các con phải xấu hổ vì mẹ, mẹ không đi tù vì trộm cắp, cướp bóc, mẹ không đi tù vì bất cứ tội trạng hay hành vi phạm pháp luật lệ đê tiện bỉ ổi như nhiều kẻ đúng ra phải đi tù và phải xấu hổ. Như vậy các con hãy yên lòng và ngửng cao đầu vì mẹ đã một thân một mình nuôi dạy ba chị em con, gây dựng chăm lo một gia đình không có người cha làm trụ cột, mà không để các con phải thiếu đói, thất học, dù mẹ của các con không là quan chức hay ông nọ bà kia. Song các con đã nhìn thấy mẹ đã làm những gì để có được sự trân trọng của xã hội, của những người hàng xóm láng giềng nơi đất khách quê người trong hơn hai mươi năm qua, tất cả những gì mẹ làm đều để lại sự tôn kính yêu qúy của nhiều người, đó là nhân dân.”      

Bùi Hằng thân mến, chỉ những kẻ bất lương mới cho chị là kẻ có tội, mới nghĩ chị là kẻ xấu xa. Đúng như chị nói, những kẻ bất lương kia họ không phải là nhân dân, đó là những kẻ vô đạo. Những kẻ đó giờ đây vẫn rung dùi rằng bắt chị vào trại phục hồi nhân phẩm là một sáng kiến tuyệt vời của họ, dù họ biết thừa đó là một việc xấu xa, xấu xa thì xấu xa, họ vẫn ngửa cổ cười kiêu ngạo, cho rằng nhờ sáng kiến của họ mà “bọn biểu tình chống Trung quốc” bị đập tan. Chỉ cần đập tan “ bọn biểu tình chống Trung quốc” là ok, là “thắng lợi rực rỡ” dù đó là một việc phi nhân, dù có phải ngang nhiên chà đạp lên luật pháp nước nhà. Đó là triết lý của những kẻ bất lương, những kẻ lúc nào cũng coi rẻ nhân dân.. Trời đã thấy rất rõ điều đó. Họ có thể coi khinh sự phỉ nhổ của nhân dân, nhưng họ không thể không sợ trời. Và nhất định trời sẽ cho họ một hậu vận thảm hại. Nhất định là như thế, lưới trời lồng lộng mà làm sao mà chạy thoát. Chị hãy tin như vậy đi và hãy nở một nụ cười. Nguyễn quang Lập.         

CÔ HẰNG ! CÔ QUẬT CƯỜNG QUÁ, OAI HÙNG QUÁ, CHÚNG SỢ      

Cô Trịnh kim Tiến, con ô.Trịnh xuân Tùng, người cha có việc đi xa, dùng xe ôm ra bến xe Giap bát, ngoại ô thủ đô Hà nội. Vì quá vội vã, quên mũ bảo hiểm, ô. Tùng bị một quan 5 (nói theo cấp bực Đế quốc Thực dân Đại Pháp của lính Mật thám - chữ cách mạng gọi là “chó săn, chim mồi”- nay dưới chế độ cách mạng Hồ chí Minh đặt tên là “công an nhân dân”) cấp bậc Trung tá, tên Nguyễn văn Ninh, dùng dùi cui “vụt thẳng cánh vào cổ nạn nhân khiến nạn nhân gẫy cổ, nát chùm dây thần kinh mà chết !” Quan 5 cách mạng chỉ bị phạt tượng trưng 4 năm tù. (Theo quy chế Trung quốc, các quan cách mạng, lúc "ở tù” thì được hưởng chế độ biệt đãi về nơi ở cũng như cấp dưỡng). Theo cụ Hồ thì Trung cộng và Việt cộng “vừa là đồng chí, vừa là anh em” cho nên TC làm gì VC cũng làm theo theo đúng như thế, vậy trong chế độ đối với cán bộ cách mạng chắc quan 5 Ninh cũng được đối xử như cán bộ đảng “anh em ,đồng chí” vì đã tận dụng bạo lực phục vụ Đảng.      

Thân sinh cô Trịnh kim Tiến bị VC sát hại man rợ như vậy cho nên, nỗi thương đau đã thấm đậm vào tim gan, nay trước trường hợp bà Bùi thị Minh Hằng bị ám hại dã man, cô Tiến cảm thương cho một đồng bào , chỉ vì lòng nhiệt thành yêu nước - chống quân thù “mà bị đầy tớ của quân thù trắng trợn , đê hèn lập công, trả thù cho kẻ thù của bà Hằng” bằng những thủ đoạn đê tiện, cho nên cô Tiến phẫn uất, và trong cơn “nước mắt dàn dụa” đã viết nên bài này để đăng lên báo mạng, xin trích vài đoạn :      

“Bùi Hằng,- Cô là một phụ nữ đặc biệt. Tên tuổi của Cô đã gắn liền với những cuộc biểu tình yêu nước, chống Trung quốc vì Hoàng sa, Trường sa thương yêu. Bên cạnh vẻ đẹp quý phái, trong tà áo dài Việt thướt tha, Cô còn là một người đầy bản lĩnh và mạnh mẽ. Cô đã trở thành Người Phụ nữ của năm 1011”, danh hiệu mà những người yêu nước dành cho Cô.      

Những kẻ cho rằng chúng tôi nhắc đến lòng yêu nước như muốn phô trương, là một cái cớ cho một việc làm, hay hành động nào đó, để bị lợi dụng , là những kẻ không có trái tim và khối óc, và đã đánh mất cội nguồn và truyền thống dân tộc trong họ - truyền thống Việt nam .     

Một người đàn bà không đảng phái, không am hiểu chính trị, không có mưu đồ hay toan tính, mà chỉ có một lòng yêu nước đơn thuần, có đáng để họ đối xử như vậy không? Cái được và cái mất khi họ áp bức người phụ nữ đó là gì? Cái được chỉ là họ đàn áp được về thể xác của một người phụ nữ yếu đuối, nhưng cái mất là đã khiến nhân dân nhìn họ, thế giới nhìn vào ra sao? Hình ảnh của một người phụ nữ yêu nước bị áp bức trên chính đất nước của mình, vì thể hiện lòng yêu nước đó, sẽ khiến hình ảnh này xấu đi bao nhiêu trong mắt bạn bè quốc tế? Và việc bắt giữ vô cớ, không tội danh này, ngoài sự thể hiện một sự bất lực trước lòng yêu nước của người dân ra thì nó không có tác dụng gì cả. Bắt một Bùi Hằng thì sẽ có nhiều Bùi Hằng khác. Bởi truyền thống yêu nước không phải chỉ một hay vài cá nhân, mà là ở trái tim hằng triệu con người Việt. Chỉ có điều hình ảnh người phụ nữ này quật cường quá, oai hùng quá , khiến người ta phải sợ.      

Cô Bùi Hằng là một người tự do. Cô tự do yêu nước, thương nòi, tự do yêu tha thiết mảnh đất nuôi nấng Cô và bao thế hệ dân Việt. Hình ảnh Cô tưởng như hình ảnh “Người tù thề kỷ Mandela của Nam Phi" Cánh cửa tù chỉ bỏ tù được hình hài thân xác Cô, nhưng không trói nhốt được tinh thần và khát vọng tự do của Cô. Ngược lại những kẻ bắt giam Cô không có được cái tự do cao quý ấy. Họ đang là nô lệ cho quyền lực và tham vọng, và đã tự đánh mất chính họ: một con người Việt Nam !                    

HỒ THUA ĐAU, BÈN DÙNG ĐÒN "BÁO CHÍ"       

Trước cảnh VC hèn hạ trả thù một phụ nữ lớn tuổi dám chống lại quan thày TC, người dân, dù sống trong vòng đai xiềng xích, tiếng căm hờn phẫn uất vẫn cứ thét lên, làm cho đảng ta, đã thua đơn lại còn thiệt kép. Giận mất khôn, đảng ta đành phải đáp trả bằng “vũ khí cuối cùng”, tức những dụng cụ cũng được coi là phương tiện truyền thông: báo chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình, là những thứ chỉ mình đảng sở hữu, tư nhân tuyệt đối không được sờ tới.

Theo đài truyền tin BBC ngày 12-4-2012, đã có hai tờ, (thôi cũng đành gọi là báo vì không biết gọi những cái ấy là gì!) đã có hai tờ “vung mã tấu”, đó là tờ “An ninh thủ đô” và tờ “Hà nội mới”. Tờ An ninh thủ đô, với hai kỳ báo, gọi bà Hằng là “có bản chất hiếu thắng và háo danh”, trong khi tờ Hà nội mới cũng chạy hai kỳ, gọi bà là “con sâu làm rầu nồi canh”.       

Và đây mới là đòn hiểm của chế độ mà Bác đã dùng để trùm lên thân phận vô phúc của dân tộc VN: Cả hai tờ đều nói đã liên hệ với nhiều người thân trong gia đình để nêu lên “những chuyện trái đạo lý” của người phụ nữ này!      

Trong khi đó , một người bạn và là blogger, Đặng bích Phượng (có bút danh Phương Bích) nói với BBC rằng những bài báo này là “kịch bản cũ đang lập lại” khi so sánh với vụ Tiến sĩ Cù huy Hà Vũ trước đây, tức từ vụ bị bắt với hai “ bao cao xu đã xài rồi, đến phiên tòa xử tội “âm mưu lật đổ chế độ" - thì ra còn có kẻ có thể lật đổ chế độ chỉ bằng hai bao cao xu đã dùng rồi!? Riêng trường hợp bà Hằng, cũng bị VC coi là phạm pháp mới đem bỏ tù mà chẳng xét xử dù VC có luật để truy tố và nhốt tù cho ra thể thống. Thật vậy, theo điều 86 bộ luật hình sự bà Hằng phạm tội “Chống nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em” (Bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, NXB Pháp lý, Hà nội 1991). Rõ ràng hai bên đều là xã hội chủ nghĩa anh em, bởi thế luật của VC mới có điều đặc biệt nói trên mà có lẽ trên thế giới không có nước nào lại có thể có một điều luật đặc biệt như thế! Có điều luật này chính là do Đảng thấm nhuần sâu sắc đạo đức cách mạng của chủ tịch Hồ chí Minh, Người đã từng dạy Đảng phải “ra sức giáo dục cho nhân dân ta thấm nhuần sâu sắc tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa” ( Vì…trang 221) Hơn nữa cũng Hồ chủ tịch đã phán “Thử xem địa đồ thế giới, Liên xô xhcn và các nước dân chủ mới từ Đông Âu sang Đông Á, liền thành một khối rộng lớn, gồm 800 triệu nhân dân, trong khối ấy, các dân tộc đoàn kết, cùng chung một mục đích, không có chút gì mâu thuẫn. Nó đại biểu cho sự tiến bộ, cho tương lai tươi sáng của loài người." ( Vì…tr. 111)      

VC có điều luật để trưng trị bà Hằng một cách đúng theo luật pháp chính VC đã đặt ra, nhưng khốn nỗi tình nghĩa XHCN đã chết theo Hồ chủ tịch, nhưng theo tục ngữ “cọp chết để da, người ta chết để tiếng" - tiếng thơm hay tiếng thối. Tiếng mà Hồ chủ tịch để lại “trong hiện tình nước nhà", hiện tình “quốc phá-gia vong” là tiếng gì, mùi gì, mọi đồng bào (trừ bọn tư bản đỏ) ai cũng đã sẵn câu trả lời!      

Hơn nữa, có luật đấy, nhưng nếu VC truy tố bà Hằng về tội biểu tình chống TC thì VC tự đập nát mặt nạ “độc lập” của mình mà hiện nguyên hình là “ngôi sao thứ sáu (6) trong lá cờ 6 sao của Hán tộc" mà Nguyễn phú Trọng đã đem về trong chuyến triều kiến Bắc kinh, và đài truyền hình Hà nội đã hoan hỉ chiếu lên! Vì vậy VC đành khủng bố bà Hằng bằng cách khác. Nhưng cách mà VC dùng lại bị ngay chính dư luận trong nước chống đối quyết liệt, cho nên VC lại phải dùng đến báo chí của họ, để không những khiến dân chúng trong nước phải khiếp sợ, mà còn bày tỏ cho quan thày thấy rõ quyết tâm đến mức nào “bài trừ hành vi chống TC”, Nhưng nói đến báo chí thì trước hết phải đặt câu hỏi “dư luận có tin cậy tinh thần tự do báo chí, tức báo viết ra phải khách quan, có trung thực để người đọc báo tin tưởng đó là chân lý của Đảng ?”      

Vậy trước hết hãy thấy tại Việt nam hiện do cộng sản cai trị hiện tất cả những tờ báo đang phổ biến đều là báo của đảng cộng sản, và của những tổ chức ngoại vi của đảng này, ngoài ra không có báo nào khác. Không những chỉ báo chí mà còn là mọi phương tiện truyền thông khác như thông tấn xã, đài phát thanh, đài truyền hình đều là của Đảng. Và thứ trưởng thông tin và truyền thông Đỗ quý Doãn đã tuyên bố ngày 10-7-2008 rằng “báo chí là vũ khí của Đảng”. Nói đến vũ khí tức báo đảng có thể quyết liệt “hạ sát” đối thủ mà báo Đảng tấn công. Nói hạ sát là nói cả về hai nghĩa, nghĩa bóng và nghĩa đen, nghĩa đen là báo Đảng có thể tố cáo để đưa đối thủ đến tội âm mưu lật đổ chế độ, một tội bị xử đến án tử hình, nghĩa bóng là báo Đảng có thể làm cho đối thủ bị thân bại danh liệt trước dư luận. Ở trên là nói về công dụng “tấn công”; còn nói về phòng thủ là như trường hợp vụ Hiệu trưởng một trường trung học ở Hà giang, dụ dỗ (hay cưỡng bức?) một số nữ sinh để “dâng lên” các quan chức trong tỉnh. Việc vỡ lở và báo chí đưa tin,Trưởng ban tư tưởng (tức cơ quan coi về tư tưởng, lý luận, chủ thuyết của Đảng) Tô huy Rứa, ngày 19-7-2010 ra lệnh cho báo chí “ngưng ngay việc đưa tin về vụ này”, tức giập tắt những tin tức làm giảm hay mất uy tín của cán bộ cao cấp Đảng và cả Đảng ta nữa. Cũng trong kỷ cương này, ngày 26-8-2011, bộ trưởng Đỗ quý Doãn lại vừa họp mọi cơ quan truyền thông tại Quảng bình để ra lệnh: nhiệm vụ chính của báo chí tại VN là “tuyên truyền đường lối chủ trương của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.” Nói cách khác “phải nói, phải viết những gì đảng và nhà nước muốn có in trên mọi báo và các đài”.      

Ở trên là nói về thực trạng báo chí truyền thông trong nước, đang bị CS cai trị. Dưới đây xin kể vài ba mẫu chuyện nhận xét tình hình báo chí ở Việt nam. Tổ chức “Phóng viên không biên giới” (tổ chức này đặt trụ sở tại Pháp) , hôm 27-1-2011 báo tin “đã tổ chức một chiến dịch nhằm vào du khách tới 3 nước có vấn đề về tự do thông tin và ngôn luận gồm Việt nam, Thái lan và Mễ tây cơ". Tổ chức này nói “Du khách tới thiên đường du lịch Việt nam cũng nên biết đây là địa ngục cho nhà báo”.       

Riêng nói về tờ báo “trùm”, báo “chúa” tức tờ đặt tên là "Nhân dân” , lại cũng nhân dân, - nhân dân như "công an nhân dân” giết dân như giết ruồi - là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản ở VN, trước đây một phái viên của báo này có hỏi một nông dân già “Bác có đọc báo Nhân dân không? Bác có thích báo Nhân dân không?" Không rõ cụ nông dân này có đọc hay không, chỉ thấy cụ trả lời “Tôi thích báo của thày lắm, giấy báo, không quá mềm, cũng không quá cứng, tôi thì hay thuốc rê Cẩm lệ cho nên dùng báo ấy mà quấn thuốc thì tuyệt !”      

Còn theo một bản tin của đài BBC ngày 11-4-2011, nhân dịp hội nghị toàn quốc tổng kết thực hiện chỉ thị số 11 của bộ Chính tri (đảng CS) về việc mua và đọc báo đảng, đài BBC đã có cuộc phỏng vấn ô. Bùi Tín. Dưới đây xin trích thuật vài đoạn :       

Một nhân vật nguyên là lãnh đạo cao cấp của tờ báo này là ô, Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập, nói với BBC từ Paris rằng “Ngay từ khi tôi còn ở trong nước , người ta đã nói là báo Nhân dân dùng để làm những việc phục vụ xã hội như để gói đồ là chính …Thậm chí người ta còn dùng chữ để làm vệ sinh( tức dùng trong cầu tiêu) chứ không phải để đọc. …Lúc đó tôi cũng tự ái”.      

BBC hỏi có phải báo Nhân dân là báo đảng ép đọc, Ô. Tín trả lời “Họ ( tức đảng) ra gần như mệnh lệnh bắt buộc chi bộ nào cũng phải dùng tiền nguyệt liễm ,đóng hằng tháng của đảng viên để mua báo Nhân dân về đọc…Có cơ quan bắt buổi sáng hay buổi trưa có giờ đọc báo và tập trung tất cả đảng viên đọc báo”.      

Theo BBC ô. Bùi Tín còn cho biết về sinh hoạt trong báo Nhân dân. Ô. Tín là phó tổng biên tập mà lương ngang với lương trung tướng, lại còn được cấp nhà, cấp xe, tài xế và thư ký riêng.Tòa soạn tờ báo quan trọng ngang hàng một Ban của Đảng hay một bộ lớn như bộ Công an của chính phủ. Ngân sách của báo rất lớn, các vị lãnh đạo mà viết bài thì được trả tiền nhuận bút cao gấp 5 hay 6 lần bài của người khác. Báo Nhân dân còn có nhiều văn phòng đại diện tại những nước được coi là quan trọng, và văn phòng đại diện Báo cũng ngang như tòa đại sứ.                             

NHỮNG CHUYỆN “ ĐẠO LÝ”      

Vì VC dùng báo để “tấn công bà Hằng về mặt đạo lý” cho nên ta cũng nên tìm hiểu vấn đề đạo lý đối với cá nhân công dân cũng như đối với công quyền. Nói về trái đạo lý, theo nghĩa thông thường, có nghĩa làm những việc mà đạo lý ngăn cấm. Chẳng hạn bất trung với nước, bất hiếu đối với tổ tiên, cha mẹ, bất nghĩa đối với vơ, chồng, bầu bạn, v.v…tức làm những điều trái với luân thường đạo lý là điều mà mà xã hội nào cũng coi trọng.      

Ở trên là nói đến trường hợp phạm tội của những cá nhân, dân chúng bình thường. Còn đối với sự phạm tội của những người có chức, có quyền, và sự phạm tội gây sự nguy hại cho cả một dân tộc, một quốc gia, thì không những chỉ là tội phản quốc, mà còn có thể là phản nhân loại nều hậu quả của tội trạng di hại không những về vật chất như đói rách, giết chóc mà còn về tinh thần như sự đồi bại xã hội, không những trong vài thế hệ mà trong trường kỳ lịch sử thì sao !?

Nói về căn bản tư tưởng của chế độ hiện nay ở VN thì là nói về chủ nghĩa Mác - Lê , thế mà trong bài viết về “Lênin và các dân tộc thuộc địa" , chủ tịch Hồ chí Minh đã ca tụng sự hữu hiệu tài tình của phương pháp mà Lênin đã dùng rằng “Với phương pháp khéo léo của mình Lênin đã lay động được quần chúng nhân dân chưa giác ngộ và lạc hậu nhất trong các nước thuộc địa”.” ( “ Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” , NXB Sự thật, Hà nội 1970, trang 37). Hai chữ “lay động” nói theo kiểu nôm na là thuyết phục, dụ dỗ, mà thuyết phục dụ dỗ là có ý không thành thực, bởi nói thật thì dân dù ngu cũng không nghe, không theo. Như vậy chủ tịch Hồ chí Minh có dùng đến phương pháp này trong cuộc thiết lập chế độ còn tồn tại đến ngày nay tại đất nước khốn khổ VN hay không? Hơn nữa, trong năm 1942 sau khi Hồ chí Minh, từ căn cứ Pác bó, trở lại Quảng tây đề dò xem các đảng phái quốc gia đang lưu trú tại đây động tĩnh thế nào, chẳng may bị tướng Trung hoa dân quốc bắt giam tại một hang đá ở Liễu châu, về tội là CS hoạt động ở Quảng châu trong vụ TC nổi loạn ở đấy. Được tin có người Việt bị bắt hai đảng viên Việt nam quốc dân đảng là Vũ hồng Khanh và Nghiêm kế Tổ vào thăm và can thiệp với nhà chức trách Tàu thả ra mà không biết tông tích người được can thiệp trả tự do. Hồ được đưa về tạm trú tại trụ sở đảng VN cách mạng đồng minh hội, cuối cùng Hồ phải thú thật mình là đảng viên CS. Từ đó hai bên Quốc Cộng bàn việc tổ chức khởi nghĩa, và ký kết một thỏa hiệp sẽ thành lập chính phủ liên hiệp sau khi khở nghĩa thành công. Thế rồi, năm 1945, sau khi Nhật bản đầu hàng Đồng minh Mỹ-Anh-Hoa, nhóm CS ở VN, dưới danh hiệu Mặt trận Việt minh kéo về Hà nội mà nắm lấy chính quyền, hầu như chẳng vướng cản trở nào cả. Các đảng phái Quốc gia cũng về nước trong khi Hoa quân nhập Việt để làm nhiệm vụ giải giới quân Nhật. Bấy giờ một chính phủ liên hiệp mới được thành lập, do sự giàn xếp của mấy tướng Tàu với đôi bên Quốc-Cộng. Nhưng vào lúc quân Tàu sắp rút nhường quyền gỉải giới Nhật cho Pháp để đổi lấy đường xe lửa Hà nội - Vân nam và thu hồi tô giới của Pháp ở Tàu, thì chính phủ liên hiệp tan vỡ, và trận đại khủng bố tiêu diệt các phần tử quốc gia chính cống cũng như mọi kẻ có cảm tình, diễn ra dưới quyền chỉ huy của bộ trưởng nội vụ thật Võ nguyên Gíáp (bộ trưởng nội vụ giả được Hồ mời Tiến sĩ Huỳnh thúc Kháng ngồi vào làm vì). Về chủ trương tạm liên hiệp Hồ nói “Lênin có nói nếu có lợi cho cách mạng thì dù có phải thỏa hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thỏa hiệp" (Vì...trang 104). Vậy thì nói về đạo lý đối với công quyền và và kẻ cầm quyền thì câu trả lời xin để để nhường quyền cho mọi đồng bào Việt nam, kể cả những đồng bào hiện còn đứng trong hàng ngũ của đảng CS ở VN. Tôi xin dùng chử “ở” trong cụm từ “đảng CS ở VN" vì tôi cần nhấn mạnh sự kiện đảng CS ở đấy không phải của toàn thể dân chúng VN mà chỉ là đảng của thiểu số người Việt theo CS. Cần nhấn mạnh như vậy vì chế độ hiện hành ở VN là chế độ “vô sản chuyên chính” mà theo Lênin thì chế độ chuyên chính là chế độ “sự thống trị của một bộ phận xã hội đối với toàn bộ xả hội” và cai trị  "trực tiếp dựa vào bạo lực” (Lênin toàn tập,tập 30 trang195 và tập 41tr 454,NXB Tiến bộ Mát-xcơ- va 1978).                               

CÔNG QUYỀN VÀ ĐẠO LÝ      

Năm 1945, sau khi Pháp đầu hàng Nhật rồi làm tay sai cho Nhật để bóc lột dân Việt mà cung phụng cho Nhật, rồi chính Nhật cũng đầu hàng Đồng minh Mỹ Anh, thì đất nước ta hầu như rơi vào cảnh vô chủ, ngọai trừ một đồn binh sĩ Khố xanh đóng ở thị xã Hà đông, ngăn cản một số người Việt đi theo chủ nghĩa Cộng sản (CS), bỗng dưng từ đâu đó xuất hiện, rồi hành động như là những người cầm quyền mới. Sự kháng cự của đồn Khố xanh khiến dân chúng bu quanh, còn đám người lạ thì cứ tiến vào đồn có dân chúng đi theo. Thế là “bắn ai bậy giờ ?!”. Đồn lính buông súng, sau này người đồn trưởng bị, ô. Đội Dương bị Việt minh đem bắn.      

Chính quyền mới lập ra, gọi là chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa, do một người rất lạ đối với, cả quần chúng lẫn nhân sĩ, chính khách, và trí thức. Người lạ này có cái tên rất Tàu là Hồ chí Minh. Tuy mọi cái, như Mặt trận Việt minh, rồi khẩu hiệu “giải phóng dân tộc” cũng đều mới lạ cả, nhưng ngoại trừ quần chúng, đặc biệt là nông dân chưa học,ít quan tâm đến thế sự, còn thì mọi giới đều có vẻ yên tâm vì chính thể, thể hiện ở danh xưng của chính phủ là dân chủ cộng hòa, thì thế là được rồi. Chẳng những thế, tiêu ngữ của chế độ lại là “độc lập-tự do-hạnh phúc.” Tiêu ngữ này là của đảng Trung quốc quốc dân đảng, do BS Tôn Văn lập ra và bằng cách mạng Tân hợi (1911) đã đánh đổ triều đại Mãn Thanh thối nát mà lập nên “Cộng hòa Trung quốc”.

Vậy tiêu ngữ kể trên là điều hứa hẹn rất đáng hoan nghênh của chế độ mới lập ở Việt nam. Bởi độc lập tức “dân tộc độc lập” vậy “dân tộc VN được độc lập hoàn toàn, không bị lệ thuộc vào bất cứ thế lưc nào". Tự do tức “dân quyền tự do” nghĩa là “tự do là cái quyền đương nhiên của người dân” chính quyền phải tôn trọng. Đến như “dân sinh hạnh phúc” nghĩa là chế độ có nghĩa vụ xây dựng một nề kinh tế trù phú, một trật tự xã hội công bằng, để đời sống của nhân dân được hạnh phúc, vừa được ấm no vừa được tự do cả về tư tưởng lẫn ngôn luận.      

Vững vàng là như trên chưa đủ.Chủ tịch nước Hồ chí Minh, ngay tháng 10 năm 1945, nghĩa là chỉ mới “tuyên ngôn độc lập" hôm mùng 2 tháng 9 năm 1945, trong lời gửi các ủy ban nhân dân các bộ, tỉnh, huyện và làng đã nói một câu chí lý, làm nức lòng toàn dân. Chủ tịch nói “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” (“Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” NXB Sự thật Hà nội Hà nội 1970, trang 58).      

Rủi thay cho dân tộc VN, nền độc lập chỉ mới vừa tuyên xưng được chưa đầy năm thì bại tướng De Gaulle, chủ mới của nước Pháp thực dân hung bạo, nhờ nước Anh che chở đem quân trở lại VN và cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Gần như toàn dân, đứng sau chủ tịch Hồ quyết chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến này nông dân là thành phần chính đã hy sinh mạng sống. Thanh niên trí thức, kể cả thành phần xuất thân khoa bảng phong kiến, nhờ vốn học vấn đã là nòng cốt cho lực lượng sĩ quan từ cấp đại tá trở xuống, tức cấp gần sát binh sĩ và là mục tiệu của quân thù. Trong cuộc chiến này vì nước mới độc lập, lúc quân Nhật rút về có giúp lại quân ta một ít súng đạn, nhưng vì mặt trận quá rộng, năm 1950 Hồ chủ tịch, vì liên hệ với Quốc tế CS, đi Liên xô (LX) cầu viện. LX sợ làm mất lòng Tư bản Tây phương, nhất là Mỹ, không dám thừa nhận về ngoại giao, cũng không dám viện trợ quân sự, mà đẩy cho Trung cộng (TC), nước này vừa chiếm xong nước Tàu, lại đang cần LX giúp kỹ thuật, và cũng đang thừa võ khí do quân Tưởng giới Thạch bỏ lại, vì đó nhận lời làm đơn vị hậu cần cho VNDCCH. Đây là món nợ VN trả hoài, trả cả bằng đất đai và biển đảo, chưa biết đời nào mới hết! Món nợ đầu tiên phải trả ngay khi cuộc chiến chưa chấm dứt, năm 1953, là “ cuộc đấu tố tiêu diệt địa chủ thâu tóm toàn thể ruộng đất vào tay Đảng", với tên gọi là “nhân dân làm chủ tập thể” để tập thể sản xuất và toàn dân trở thành vô sản, và để sống còn không có đường nào khác hơn là làm thuê cho Đảng!        

Cuộc chiến cuối cùng cũng kết thúc và VN bị chia đôi, cũng như Cao ly và nước Đức. Cuộc chia đôi đất nước đã khiến gần một triệu đồng bào, vì không thể ở lại với CS, đành bỏ hết tài sản và mồ mả tổ tiên mà chạy về Miền Nam, có khuynh hướng dân tộc, rồi một chế độc Cộng hòa non trẻ được thiết lập. Còn tại miền Bắc năm 1959 hiến pháp dân chủ đầu tiên bị thay thế bằng một hiến pháp mà CS gọi là “dân chủ nhân dân”, một bước quá độ lên xã hội chủ nghĩa, rồi CS chủ nghĩa. Về việc này Hồ chí Minh tuyên bố “Việt nam dân chủ cộng hòa tiến dần từ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội”. ( Vì… trang 195). Rồi chế độ tập thể được thực hiện như lời chủ tịch Hồ tuyên bố “Liên xô kiểu mẫu trước Việt nam bắt chước sau” (Hồ chí Minh toàn tập, tập 6, trang 206, NXB Sự thật, Hà nội 1986) .Từ đây miền Bắc lâm vào tình cảnh đói khổ, gia đình bị tan vỡ từ đấu tố 1953, tới đây rõ ràng là “quốc phá gia vong!”. Chưa hết 4 triệu mạng người đã thí bỏ trong cuộc “giải phóng miền Nam" bởi vì Quốc tế CS quyết tâm bành trướng. Ngay từ 18-1-1949, trong buổi bế mạc hội nghị cán bộ tại rừng Tuyên quang, Hồ chí Minh tuyên bố “Ta là đảng Đông dương nhưng còn có nhiệm vụ giúp sức vào công việc giải phóng Đông nam châu Á nữa" ( Vì…như trên tr85). Trong khuôn khổ cuộc “giải phóng vĩ đại" này có cả Miền Nam, mà danh xưng là Việt nam cộng hòa tồn tại từ 1954, làm chủ từ vĩ tuyến 17 trở vào, làm chủ Hoàng sa và Trường sa để khai thác Trường sa và tìm thấy dầu lửa và khí đốt mà TC đâu dám hé môi, dù từ 14-9-1958 Phạm văn Đồng thừa lệnh Hồ thừa nhận bản đồ TC mới vẽ lại kiêm luôn Hoàng sa Trường sa. Chính bộ quốc phòng do Giáp là bộ trưởng, theo báo TC, đã hai lần in bản đồ VN, mà ghi tên hai đảo bằng chữ Hán, Hoàng sa là Nam sa và Trường sa là Tây sa mà VC không dám đòi đính chính.      

Như vậy, trong phần trình bày về đạo lý của công quyền trong lịch sử VN cận đại, rõ ràng là phần trên nói về công cuộc thực thi xây dựng chế độ mới được tô vẽ bằng những “ hình ảnh” vô cùng hứa hẹn , để tạo sự tin tưởng và ủng hộ trong nhân dân, giúp Việt minh, tức đảng CS ở VN giữ vững được chính quyền. Còn phần dưới là những âm mưu thâm độc để thực hiện nhiệm vụ tay sai cho một đế quốc đỏ, đế quốc trước là Liên xô mà tên gọi là Quốc tế CS, đế quốc này, nhờ lảnh tụ cuối cùng sáng suốt đã tự giải thể năm 1991 bằng câu tuyên bố lịch sử “Bỏ chủ nghĩa (CS) để cứu lấy nước Nga"! Đế quốc kế vị có thể là TC, vì VC luôn cần một chủ soái chỉ huy, do tinh thần nô lệ của Đảng, gọi là tính quốc tế - một trong 3 tính mà người CS chân chính phải có, là tính giai cấp, tính đảng và tính quốc tế. Vậy thì ở VN người ta còn to mồm nói chuyện đạo lý được chăng ?!  

ĐẾN LƯỢT BÁO CHÍ TẠO ĐẠO LÝ      

Bỏ tù để hành hạ và hãm hại một người đàn bà lớn tuổi về tội yêu nước nhưng thất bại trước dư luận ngay trong nước như đã kể trên. Bây giờ VC đành dùng báo chí của họ “bôi nhọ” một con người cô độc. Như trên đã thuật, tại Hà nội, hai tờ báo của VC lá tờ An ninh Thủ đô và tờ Hà nội mới, đã loan báo “đã liên hệ với nhiều người thân trong gia đình để nêu lên những chuyện trái đạo lý của người phụ nữ này" (tức bà Bùi Hằng).      

Đối với người coi như phạm tội, trong một nước cai trị bằng luật pháp, thì sẽ điều tra, lập hồ sơ rồi đưa ra tòa án xét xử. Nếu tòa xét thấy có phạm một tội nào đó thì sẽ xử phạt theo điều luật đã định về tội ấy.Tòa chỉ có quyền xử phạt tội mà người phạm tội đã ghi trong hồ sơ, và đã định trong luật.. Tòa không có quyền xét đến đời tư của phạm nhân để phạt thêm về những gì Tòa thấy phạm nhân đã làm trái với đạo lý. Đối với bà Hằng thì ở đây là VC tức một kiểu chính quyền không tuân theo tổ chức “tam quyền phân lập” tức nhà nước gồm ba quyền chính: hành pháp, lập pháp, tư pháp, ba quyền hoàn toàn độc lập đối với nhau. VC thì tất cả chỉ là một. Hai tờ báo kể trên đây đã sử dụng cái quyền “tất cả là một" để truy tố một tội đặc biệt, đó là tội “trái đạo lý", mà trái đạo lý là gì thì cũng do cái tòa mời này định ra thôi. Vì VC cũng làm bộ như họ cũng có luật nhưng “bộ luật" của họ tuy gồm 76 trang cỡ 5x8 inc nhưng chưa (có lẽ sẽ có sau vụ này) điều nào quy định một tội về “trái đạo lý”. Rồi thì nếu chứng cớ phạm tội thu thập được từ những người này, do mua chuộc, (Đảng ta quá giàu mà!) do tỵ hiềm, bịa đặt, dọa nạt (báo cũng là công an, mà công an là hiện thân của thần chết) thì có đáng tin cậy hay không. Thật ra thì hai tờ báo trên chả cần phí xăng nhớt đi đâu xa. Hồ sơ trong viện bảo tàng của Đảng thiếu gì “phương pháp kiểu phương pháp Lênin mà chủ tịch Hồ đã ca tụng.. Xin kể ra đây chỉ hai đạo bùa cũng đủ dùng chán.      

Vụ thứ nhất là vụ “một thiếu nhi tự tẩm xăng khắp người rồi chạy mấy chục thước vào đồn địch mà đốt kho xăng! Thật là oanh liệt!".      

Vụ thứ hai là vụ ông Tôn đức Thắng, cựu chủ tịch nước đã từng giương cao lá cờ trên tàu hải quân của Pháp trong vụ nổi loạn phản chiếnđể ngăn việc chống lại cuộc cách mạng tháng 10 củaNga của binh đội Tây phương hiện ở Hắc hải..

Vụ thứ nhất, tác giả là Trần huy Liệu, chi bộ trưởng của chi bộ Việt nam quốc dân đảng đầu tiên tại Nam kỳ. (Hoàng văn Đào “Việt nam quốc dân đảng” NXB Khai trí, Sài gòn 1964 và 197o, trang 50) Sau vụ VNQDĐ khởi nghĩa, bị Thực dân Pháp tàn sát dã man, một số không trốn thoát bị đày đi Côn đảo.Liệu căn bản chính trị không khá, đạo đức không vững, bị CS khuyến dụ bèn bỏ đảng. Sau 1945, Hồ cần một kẻ có vẻ quốc gia, dùng Liệu làm bộ trưởng bộ Thông tin tuyên tryền. Liệu bịa ra vụ thiếu niên đốt kho xăng địch , tung ra thành tin để kích thích thanh thiếu niên thi đua lập công yêu nước. Ngay lúc đó đài BBC đã tỏ lời hồ nghi "lẽ nào một cây đuốc phừng phừng có thể còn đủ sức để chạy xa mấy chục thước, để xông vào đồn địch mà đốt kho xăng". Dĩ nhiên bộ tuyên truyền của Liệu lờ đi “không đụng đậy” ! Sau đó, chả biết y nghĩ sao, Liệu đem chuyện ra thổ lộ với sử gia Phan huy Lê, thú nhận chuyện Lê văn Tám là chuyện y bịa đặt vì “thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý”. y cũng yêu cầu sử gia họ Phan nói lại giùm lỡ khi đó y không còn nữa.      

Về vụ trên đây, khi sử gia công bố lời nhắn của Trần huy Liệu một bác sĩ quân y VC quả quyết trên báo VC “Sài gòn giải phóng" rằng chính y biết rõ câu chuyện Lê văn Tám tự đốt để xông vào làm nổ kho đạn (khó hơn đốt xăng) là có thật! Cũng về vụ này Phái viên BBC Quốc Phượng cho biết “vừa trở về sau chuyến đi thu thập bài vở cho kỷ niệm bức tường Bá linh sụp đổ , nhân được e mail một bạn học cũ kể hồi học cấp hai, nhiều lần đọc cuốn sách "sổ tay đội viên”về gương Kim đồng rồi Lê văn tám mà nước mắt mình dàn dụa cả” nhưng sau khi đọc bài viết của Giáo sư Phan huy Lê, bạn tôi viết "các cậu ở nước ngoài có điều kiện lên tiếng, các cậu cần nói hộ chúng mình.Thực sự một sự đáng xấu hổ và không thể biện minh" ( BBC 18-10-2009).           

Vụ thứ hai, cũng vẫn đài BBC, một đài mà theo ý người viết bài này, Xin vô vàn cảm tạ đài, trong nhiều năm rồi đã giúp người Việt thấy ra rất nhiều sự thật rất quan trọng đã bị ngụy quyền CS và bọn bồi bút của họ chôn vùi dưới đống rác chữ nghĩa gọi là “hiện thực xã hội chủ nghĩa” do Staline ra lệnh từ mấy thập niên trước nhưng vẫn được tuân thủ tại VN.Bản tin của BBC ngày 22-3-2008 cho biết:      

Ngày 20-8-2003 Việt nam có lễ kỷ niệm 115 năm ngày sinh của chủ tịch Tôn đức Thắng (1888-1980) đài BBC phỏng vấn GS Christoph Giebel, hiện dạy tại khoa sử đại học Washington, là chuyên gia nghiên cứu về Tôn đức Thắng.Thắng là người nối ngôi chủ tịch nước sau khi Hồ chí Minh chết.      

Tạị VN có nhiều sách báo viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của ô. Tôn, như “Đồng chí Tôn đức Thắng, người chiến sĩ CS kiên cường, mẫu mực" (NXB Sự thật 1982), "Người thủy thủ phản chiến ở Biển đen" (NXB Thông tin lý luận , 1988).Tóm tắt những điểm chung trong các tài liệu lịch sử chính thức thì ông Tôn đức Thắng là người khiêm tốn,giản dị, sống thật với bản chất lý tưởng của mình.      

Trong các tài liệu lịch sử chính thức thì ông Tôn, trước là công nhân, sau khi sang Pháp trở thành một binh sĩ trong một tàu chiến của Pháp, và tàu này đã tham dự, với đồng minh phương Tây đến vùng Hắc hải năm 1919 nhằm tấn công để tiêu diệt chế độ CS vừa được thiết lập ở Nga sau cuộc cách mạng tháng 10. Nhưng con tàu mà trên đó có ông Tôn đức Thắng đã nổi loạn, không chịu tham gia cuộc tấn công chế độ Xô viết mới được thiết lập. Thậm chí tài liệu chính thức còn viết chính ô. Tôn đức Thắng còn là người đã cắm một lá cờ , không nói rõ cờ gì, màu gì. Còn theo tài liệu lưu trữ và những sách báo thời đó mà GS C. Giebel thì ông Tôn đức Thắng không hề có mặt tại Biển đen vào thời điểm đó, cũng chẳng cắm một cây cờ nào ở đâu cả. Ông chỉ nói ông là một người Mác xít, thế thôi. Còn có lẽ các tài liệu được viết ra sau “cách mạnh tháng 8” muốn chứng tỏ đảng CS ở VN đã có gốc rễ thâm sâu, từ thành tích bảo vệ “cách mạng tháng 10 Nga”. Cũng theo sách của GS C.Giebel thì vào thời điểm 1919 ô. Tôn đức Thắng không hề ở Hắc hải mà ở trên tàu chiến Pháp đậu tại bến Pháp Toulon!     

Còn theo kẻ viết bài này sở dĩ VC, hay chính Hồ dặn lại thì sau khi ông chết nên để ô. Tôn đức Thắng kế ngôi.Bởi lẽ, trước hết ô. Tôn là người miền Nam,lại hiền lành, chân chất, không thủ đoạn, không mưu đồ, nhất là Miền Nam hiện còn nằm trong tay "Ngụy” Đảng cần hết sức khéo léo để đề cao vai trò của Đảng ở miền Nam và tất cả đồng bào miền Nam, nếu muốn tạo thêm mãi điều kiện thuận lợi cho công cuộc giải phóng miền Nam và cũng là bước tiến, là bàn đạp vững chắc cho công cuộc giải phóng toàn miền Đông nam Á như Hồ đã nói. Vã lại ô. Thắng có ngồi vào ghế chủ tịch nước cũng chẳng hại gì vì theo luật đảng thì mọi việc, mọi quyết định đều do lãnh đạo tập thể, kè kè bên cạnh ô.Thắng đã có các đồng chí lãnh đạo sáng suốt Lê đức Thọ. Trường Chinh, Võ nguyên Gíáp.      

Đó, tôi xin cống hiến hai thí dụ về phương pháp “tạo sự thật theo phương thức hiện thực xã hội chủ nghĩa” đã từng được sử dụng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Đảng, đã từng thu về kết quả lớn lao khiến Đảng và chế độ cùng mọi sách lược mà Đảng đã thực hiện thành công mỹ mãn cho đến ngày nay. Vậy hai báo "An ninh thủ đô và Hà nội mới" cần tìm đâu xa những gì “trái đạo lý của bà Hằng” để “đánh gục hẳn, đến hết thở” mụ đàn bà cứng đầu ?!

Nguyễn Việt
April 28-2012

Sunday, April 8, 2012

Ngô Đình Vận - Tạp Luận 6: Khổng Tử Phục Tòng Người Đẹp Dâm Đãng Nam Tử

Tạp Luận 6


KHỔNG TỬ PHỤC TÒNG NGƯỜI ĐẸP DÂM ĐÃNG NAM TỬ


Ngô Đình Vận


          Nam Tử người đàn bà xinh đẹp mà dâm loạn nổi tiếng ở thời Xuân Thu đã thu phục được Khổng Tử chiều theo ý của bà ta. Câu chuyện đặc biệt này đã làm cho uy tín của nhà mô phạm uy nghiêm là Khổng Tử bị hoen ố; dân chúng ở đô thị nước Vệ vào khoảng năm 495 trước Công Nguyên được dịp chê bai rằng “trông kìa Đạo Đức chạy theo gái đẹp”.

          Để tìm hiểu câu chuyện hy hữu này, trước hết chúng ta nên biết qua về tình hình chính sự của các nước Lỗ, Tề, Vệ, Tống là bối cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ của bà Nam Tử và Thầy Khổng Tử.

          Theo các sự kiện được ghi trong sách Luận ngữ, Tả truyện, Sử Ký… chúng ta có được sự tóm tắt như sau:

          Nước Lỗ là một nước được cai trị bởi dòng dõi của Cơ Công Đán tức là Chu Công, Khổng Tử sinh ra ở đây nhưng vào thời đó nước Lỗ yếu kém nên phải chịu nép vào nước Tề nằm ở phía Bắc là một nước mạnh trong Ngũ Bá.

          Nước Vệ là một nước nhược tiểu do hậu duệ Khang Thúc là em của Chu Công cai quản vì thế Vệ nằm trong ảnh hưởng của nước Tống ở phía Nam. Nước Tống cũng là một trong Ngũ Bá của thời Xuân Thu.

          Theo các sách Luận Ngữ, Sử Ký, Trung Quốc Triết Học Sử… chúng ta có thân thế của các nhân vật chính trong “ván cờ người” bao gồm Khổng Tử, Tử Lộ, Nam Tử, Vệ Linh Công, Tống Trào như sau:

          Thứ nhất là Khổng Tử, một ông Thầy chuyên dạy về Đạo Đức, học trò ông có tới trên 3000 người. Ông dạy học trò phải tiết dục, tránh nữ sắc, Khổng Tử cũng coi rẻ phụ nữ.

          Khổng Tử từ thời trai trẻ đã luôn nuôi mộng phục hồi cơ nghiệp nhà Chu, ông cho mình là người tài đức sánh với Chu Công và có thể đem cái Đạo của mình ra bình thiên hạ. Khổng Tử cũng rất nổi tiếng vì những lời chê trách với bọn vua, quan các nước độc ác, hiếu dâm, ham sắc.

          Thứ hai là Tử Lộ, một đệ tử thân cận của Khổng Tử; Tử Lộ là người ngay thẳng, cương trực; ông này nhiều lần đã can ngăn Khổng Tử không nên giúp đỡ hay ra làm quan dưới trướng hôn quân, bạo chúa.

          Đối nghịch với phe Đạo Đức của thầy trò Khổng Tử là bộ ba dâm loạn gồm Nam Tử, Vệ Linh Công, Tống Trào. Bộ ba dâm loạn này chơi trò “ngoại giao nhục dục” để thực hiện các mưu mô chính trị. Thân thế của bộ ba tai quái này được mô tả trong cuốn The Culture of Sex in Ancient China của Paul Rakita Goldin ở các trang 27, 28 có đoạn được Nguyễn Ngọc Bích dịch như sau:

          “Ở trong Tả-truyện có một trường-hợp loạn-luân nổi tiếng khác giữa mấy ông vua và vợ của họ đã làm cho dân-chúng nổi hứng làm thành dân-ca như trong Kinh-Thi:

          Vệ-Hầu [tức Vệ Linh-công, trị vì 534-493 tr. CN] cho vợ là Nam-tử mời Tống Trào sang chơi. Họ gặp nhau ở Đào. Thái-tử Khoái-ngoại hiến thành Vu cho Tề, rồi đi qua đồng của Tề. Người dân quê bèn hát rằng: “Đã làm yên con nái động cỡn, sao không mang trả con đực?”.

          Nhà bình-luận Đỗ Dự (222-284 sau CN) nói “con nái động cỡn” đây ám chỉ Nam-tử còn “con đực” đây muốn nói đến Tống Trào.

          Nam-tử là con gái nhà vua bên Tống, nổi tiếng vì loạn-luân với anh tên Tống Trào. Chồng của Nam-tử, Vệ Linh-công, không những chấp nhận tính dâm-ô của Nam-tử mà còn khuyến khích bằng cách mời Tống Trào sang giao-hoan với Nam-tử ở Đào. Vì có chuyện loạn-luân này nên chuyện thừa ngôi bị đảo lộn hết cả. Do để vợ ngủ với người khác nên Vệ Linh-công đã đi đến chỗ mất con mình.

          Thái-tử xấu hổ qúa nên nói với Hi-dương Tốc: “Hãy theo ta vào chầu Thiếu-quân [tức nam-tử]. Khi gặp Thiếu-quân, ta sẽ quay về mi, và mi hãy giết mụ ta.” Tốc nói: “Dạ”. Nhưng khi vào chầu phu-nhân, phu-nhân thấy Thái-tử. Thái-tử ba lần quay lại mà Tốc vẫn không tiến tới. Phu-nhân thấy Tốc biến sắc, vội chạy đi và kêu lên: “Khoái-ngoại muốn giết ta.” Vệ Linh-công nắm lấy tay Nam-tử kéo lên một cái đài. Thái-tử trốn khỏi đất Tống.

          Vệ Linh-công không còn lựa chọn nào ngoài việc chọn một ngưòi con thứ…”

          Sau khi biết rõ về các vai trong “cuộc cờ người” chính trị nói trên, chúng ta tìm về duyên do đã dẫn tới cuộc gặp gỡ đầy tai tiếng của Nam Tử và Khổng Tử.

          Theo Luận Ngữ thiên Bát Dật ở các trang 62, 63 được Nguyễn Hiến Lê dịch như sau:

          “Vương Tôn Giả vấn viết: “Dữ kì mị ư Áo, ninh mị ư Táo; hà vi dã?” Tử viết: “Bất nhiên hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã.”

          Dịch: Vương Tôn Giả (một đại phu cầm quyền ở Vệ) hỏi: Tục ngữ có câu: “Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn; câu ấy có nghĩa là gì?” Khổng Tử đáp: “Mắc tội với Trời thì cầu đảo ở đâu cũng vô ích.”

          Chú thích: thần Áo là thần trong nhà, thần Táo là thần trong bếp nước, ăn uống nên quan trọng hơn.

       Có người cho rằng Vương Tôn Giả nói bóng bẩy: thần Áo chỉ Vệ Linh Công. Thần Táo chỉ nàng Nam Tử và Di Tử Hà, những người Vệ Linh Công yêu. Khổng Tử như muốn được dùng ở Vệ thì lấy lòng Nam Tử và Hà Di Tử. Khổng Tử cự tuyệt một cách khéo léo. Ông cứ theo đạo trời, ngay thẳng chẳng cần lấy lòng ai cả”.

          Đối chiếu với các bản dịch Luận Ngữ trong việc nghiên cứu, chúng ta thấy mỗi dịch giả có một “ngữ thuật” khác nhau và tìm được nhiều điều thú vị.

          Sau đây là một thí dụ điển hình có sự khác biệt về “ngữ thuật” của James Legge và Leonard A. Lyall trong đoạn nói về thần Táo và thần Áo.

          James Legge dịch như sau:

          “Wang-sun Chia asked, saying: What is the meaning of the saying, it is better to pray court to the furnace than to southwest corner? The Master said: not so. He who offends against Heaven has none to whom he can pray”.

          Bản dịch của James Legge không có chú thích; bản dịch Anh Ngữ của Leonard A. Lyall thì có phần chú thích:

          “Wang-sun Chia said: What is the meaning of it is better to court the Kitchen God than the God of the Home?” “Not at all”, said the Master “A sin against Heaven is past praying for.” (Wang-sun Chia was minister of Wei, and more influential than his Master. The Kitchen God of the Home (the Roman Lares), but since he see all that goes on in the house, and accends to heaven at the end of the year to report what has happened, it is well to be on good terms with him).

          Tiếp theo thì Khổng Tử đã yết kiến Nam Tử. Cuộc gặp gỡ hiếm có được sách Triết Học Phương Đông của Nguyễn Đăng Thục trích Luận Ngữ được mô tả như sau: “…Vua Vệ bấy giờ có người vợ tên là Nam Tử nhan sắc rực rỡ và dâm đảng vô cùng. Nàng ấy muốn tiếp ngài. Khổng Tử cố từ chối nhưng phép lịch sự phải vào yết kiến vì theo tục nước ấy hễ ai đến nhận chức gì của nhà vua thì cũng phải vào ra mắt vợ vua. Nàng Nam Tử tiếp ngài ngồi sau tấm màn gai. Khổng Tử hướng về phương Bắc như phủ phục. nàng Nam Tử vái lại hai vái.

          Tử Lộ thấy ngài vào yết kiến Nam Tử lấy làm không bằng lòng. Ngài nói: “Dư sở phủ giả. Thiên yếm chi, thiên yếm chi! Nếu ta có làm điều gì không phải thì trời bỏ ta!” vua Vệ lại chiều nàng Nam Tử mời ngài đi xe theo sau ra chơi ngoài đô thị. Có người cười mà chỉ trỏ: Kìa đạo đức chạy theo gái đẹp. Ngài phải than: Ngô vi kiến hiếu đức nhi hiếu sắc giả dã; Ta chưa từng thấy ai yêu đức tốt như sắc đẹp bao giờ”.

          Từ các sự kiện nói trên chúng ta thấy Khổng Tử đôi lần từ chối gặp Nam Tử chỉ là thủ đoạn làm giá để hy vọng có thể mặc cả với triều đình nước Vệ mà thôi.

          Tuy vậy dù Khổng Tử đã muối mặt chiều lòng Nam Tử nhưng Vệ Linh Công đã không chịu dùng Khổng Tử làm bất cứ chức vụ gì, và rồi Khổng Tử chán nản nước Vệ lên đường đi tìm việc ở vài nước khác.

          Về biến chuyển ở nước Vệ theo sách The Culture of Sex in Ancient China có đoạn được Nguyễn Ngọc Bích dịch như sau: “Ba năm sau, khi Linh Công chết, người con thứ từ chối lên ngôi. Nam Tử buộc lòng phải chấp nhận người con của chính kẻ tính giết mình lên ngôi ở nước Vệ.”

          Nước vệ có vua mới, tình thế đổi thay, Khổng Tử quên lời thề ở đất Bồ rằng “không bao giờ trở lại Vệ nữa”. Khổng Tử đã tới lảng vảng ở thành đô nước Vệ, việc này trong sách Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê trang 72 viết rằng:

          “Mùa hè năm 493, trong khi Khổng Tử ở Trần thì Vệ Linh Công chết. Bây giờ (488) ông trở về Vệ thì cháu nội Linh Công là Xuất Công Triếp đã lên ngôi. Đáng lẽ ngôi vua về Khoái Quý là cha của Triếp, nhưng Khoái Quý chống mẹ là Nam Tử, có lần muốn sai người ám sát mẹ dâm loạn, việc không thành, phải trốn qua Tề. Vì vậy Nam Tử cho Triếp lên để cự lại cha. Triều đình Vệ cực đồi bại.

          Khi tới Vệ, Tử Lộ hỏi Khổng Tử: Nếu vua Vệ giữ thầy lại mà nhờ thầy coi chính sự thì thầy làm việc gì trước? Khổng Tử đáp: Tất phải chính danh trước hết chăng? Tử Lộ nói: Vậy ư? Lời thầy vu khoát rồi. Sao lại phải chính danh? Khổng Tử nói: Do, anh thật thô thiển. người quân tử có điều gì không biết thì không nói bậy. Nếu danh hiệu không chính (xác) thì lời nói không thuận lý (vì danh hiệu không hợp với thực tế), lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành thì lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng; hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết thế nào cho phải). Cho nên người quân tử đã dùng cái danh thì tất phải nói ra được (tất phải thuận lý); đã nói điều gì tất phải làm được. Đối với lời nói, người quân tử không thể cẩu thả được.” (XIII. 3).

          Khổng Tử mắng Tử Lộ là thô thiển, tuy nhiên chúng ta thấy chính lời nói và việc làm của Khổng Tử đã không đi đôi với nhau, Khổng Tử từng có ít nhất hai lần chê không thèm nịnh Nam Tử nhưng rồi cuối cùng ông lại phục tùng Nam Tử. Khổng Tử thề ở đất Bồ là sẽ không bao giờ trở lại nước Vệ nữa nhưng bây giờ quyền hành thực sự ở Vệ nằm trong tay Nam Tử thì Khổng Tử đã quay lại nước Vệ với hy vọng được triều đình nước Vệ tin dùng. Khổng Tử đã đổi ý liên tục khiến chúng ta nhớ tới câu tục ngữ đầy tính mỉa mai “quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn.”

          Khổng Tử nhà đạo đức “nói đi nói lại” mà cũng chẳng trở thành người khôn. Khổng Tử và một số đệ tử lảng vảng ở thành đô nước Vệ nhưng Nam Tử chẳng thèm ngó ngàng gì tới.

          Đọc trong Luận Ngữ một cuốn sách được coi là khả tín, ít bịa đặt nhất của Khổng Nho nhưng chúng ta cũng nhận thấy có quá nhiều mâu thuẫn từ lời nói tới việc làm của thầy trò Khổng Tử.

          Chính vì kẻ giảng dạy Đạo Đức mà còn “tiền hậu bất nhất” thì làm sao tránh được các lời đàm tiếu, dị nghị. Nội việc nhà Đạo Đức Khổng Tử giao tiếp với Dâm Nữ Nam Tử cũng là chuyện để các học phái ngoài nho gia chỉ trích, phê bình đến độ nghi ngờ luôn cả sách Luận Ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu đời sau không thỏa mãn về việc Luận Ngữ ghi lại quá sơ lược về chuyện Khổng Tử gặp Nam Tử rồi bị Tử Lộ trách cứ.

          Ngay từ đời Chiến Quốc, đời Tần, đời Hán đã có nhiều người chê trách Khổng Tử phục tùng Nam Tử. Một trong các sự chế diễu cay độc là của Vương Sung “Wang Ch’ ung” (27-97).

          Tài liệu này được hai học giả Siegfried Englert và Roderich Ptak thuộc đại học Heidelberg (Đức Quốc) dùng làm tài liệu để viết một bài báo với tựa “Nan-Tzu, or why Heaven did not crush Confucius”. Bài này sau đó được đăng trên tờ American Oriental Society, Vol. 106, No. 4 (Oct. – Dec., 1986).

          Bài viết này có lời chế nhạo của Vương Sung được Nguyễn Ngọc Bích dịch như sau:

          “Có lần Vương Sung (27 đến khoảng 97 theo CN) đem ra giễu chuyện này. Ông ta không tìm cách làm sáng tỏ những vụ việc được kể lại (một chuyện khá tế-nhị như ta sẽ được thấy sau này); ông chỉ "théc méc" về lời thề của Khổng-tử và do đó, có thể cho ta ngờ vực về tính khả tín của họ Khổng:

          "Tôi [nghĩa là Vương Sung] hỏi: “Bằng cách chạy tội như vậy thì Khổng-tử có thực-sự chứng minh được là mình vô tội không? Nếu quả đã có lần Trời sụp và đè chết người ta vì người này làm chuyện ô nhục thì ông Khổng có quyền nhắc đến, thậm chí cả thể độc như thế. Tử-lộ sẽ có nhiều khả-năng là tin ông ta và như vậy ông ta sẽ được bạch-hoá. Đằng này, chưa bao giờ ai thấy có người bị Trời đè cả. Như vậy thì liệu Tử-lộ có tin được lời thề là nếu ông ta nói láo thì Trời sẽ đè ông ta chết không?

          "Chuyện đôi khi xảy ra là có người bị sét đánh chết, hoặc chết đuối hoặc bị hoả-hoạn hay bị một bức tường đổ vào người mà chết. Giá mà ông Khổng nói: “Hãy để cho tôi bị sét đánh, hay chết đuối hay bị cháy, hoặc bị một cái tường đổ mà đè chết tôi," thì Tử-lộ chắc chắn đã tin ông ta. Nhưng đằng này, ông lại thề thốt với Tử-lộ bằng một tai-nạn mà chưa bao giờ ai thấy xảy ra ở trên đời. Nói vậy thì làm sao mà xoá được hết nghi ngờ trong óc của Tử-lộ và làm cho Tử-lộ tin được?"

          Nếu sự việc xảy ra đúng như trong đoạn trích trên đây thì Khổng-tử đã ở trong một thế nan-giải, bởi làm sao mà ông chứng minh được là ông ta đã chỉ có một cuộc diện-kiến chính-thức? Vì nói cho cùng, con người ta thì dễ ngả về hướng tưởng tượng ra những chuyện giựt gân.”

          Để kết thúc câu chuyện Khổng Tử liên hệ với Nam Tử; một câu chuyện khá phức tạp, nhiều ngoắt ngéo đã gây ra các tranh luận từ thời Xuân Thu cho tới ngày nay đầu thế kỷ 21. Chúng ta dựa vào các tài liệu ghi trong Luận Ngữ, Tả Truyện, Sử Ký, các phê bình, giải thích Luận Ngữ của Trình Y Xuyên, Chu Hy… Chúng ta có thể có được một giả thuyết với các luận điểm như sau:

          Quan hệ tính dục tay ba giữa Nam Tử, Vệ Linh Công, Tống Trào là một “thủ đoạn ngoại giao” bệnh hoạn. Nước Vệ cần được sự che chở của nước Tống nên Vệ Linh Công đã chiều lòng Nam Tử để bà này tiếp tục gian dâm với anh cùng cha khác mẹ là Tống Trào. Đổi lại Nam Tử để yên cho Vệ Linh Công được sủng ái Hà Di Tử cùng với bà ta.

          Các chuyện dâm loạn ở triều đình nước Vệ vốn bị dư luận chê trách nên Nam Tử và Vệ Linh Công muốn dùng “con cờ” Khổng Tử để giải trừ bớt các chỉ trích của dư luận với triều đình. Phần khác vì tự ái, tò mò Nam Tử quyết đòi Khổng Tử gặp riêng bà ta rồi mời Khổng Tử theo xe đi chơi ngoài đô thị.

          Khổng Tử nhà Đạo Đức đương thời mà còn theo phò Nam Tử thì còn ai dám chê bai Nam Tử nữa.

          Về phía Khổng Tử, ông đã cố gắng chiều lòng Nam Tử với âm mưu là sẽ được Vệ Linh Công tin dùng để từ cái nước nhỏ này, ông dùng làm bàn đạp để thi thố tài năng của ông mà ông thường nói là phục hồi chế độ Nhà Chu.

          Trong “ván cờ người” này, Nam Tử thắng còn Khổng Tử thì thua thê thảm ấy là chưa nói về chuyện giựt gân mà Vương Sung đã gợi sự tò mò cho hậu thế để có hứng nghiên cứu Khổng Nho.

Ngô Đình Vận
March 28, 2012