Giở lại trò cũ
Đầu tháng Ba 2011, thông tấn xã VC loan tin, ngân hàng nhà nước đang chuẩn bị dự luật lập cấm tư nhân buôn bán vàng lá, vàng nén. Dù mới chỉ là đề nghị, nhưng ngày 9 tháng 3, công an, cảnh sát đã cùng với nhân viên ngân hàng nhà nước bất ngờ khám xét các nơi vẫn buôn bán vàng, Đôla của tư nhân từ trước đến nay. VC gọi vàng, Đôla là “các mặt hàng chiến lược”, và các cuộc khám xét này là để ngăn chặn tình trạng “thao túng thị trường”. Công an nói là “các đại lý thu đổi ngoại tệ trái phép hoặc hoạt động không đúng những quy định trong giấy phép; các hành vi quảng cáo niêm yết giá, thanh toán việc mua bán hàng hóa trong nước bằng ngoại tệ trái với quy định Chính phủ". Hành vi đột nhập khám xét này cũng giống như kiểu đánh tư sản, mại bản mà VC từng làm khi mới xâm lăng Miền Nam ?
Thị trường vàng và Đôla trên thị trường tự do là một thực tế trong sinh hoạt kinh tế tự nhiên của dân chúngVN, khó có thể loại bỏ. Trong cuộc “đọ sức” giũa người dân và đảng VC sẽ khó phân thắng, bại, vì người dân bây giờ bớt sợ và khôn hơn nhiều.
Vẫn thông tấn xã VC nói là dân chúng hiện nay đang cất giữ đến vài trăm tấn vàng (1). Chắc thấy mối này “bở quá” nên VC muốn rở lại trò “vỗ béo rồi làm thịt”. Các ngành kinh doanh khác có nên nhìn “người” mà nghĩ đến “ta” không ?
Khi toan tính chuyện này, ngân hàng nhà nước đưa ra chiêu bài, qua lời thông tấn xã VC nói là, “việc siết chặt mua bán vàng miếng sẽ giúp thay đổi thói quen trong dân chúng và huy động nguồn vốn nằm yên vào nhu cầu phát triền kinh tê”. Lập luận này chỉ đúng với nền kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh; không đúng trong nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà VC đang theo đuổi bây giờ. Vì ai cũng biết rằng, một khi đưa hết hầu bao cho nhà nước nắm giữ thì nguồn vốn đó lại sẽ được chia chác cho quan tham qua ngả các tập đoàn công ty quốc doanh. Cho đến một ngày không còn che giấu nổi tình trạng ăn cướp quá lộ liễu. VC chỉ cần bầy trò điều tra vài cá nhân như đang làm với tập đoàn công ty quốc doanh Vinashin … Cuối cùng rồi truy tố một vài người cho qua chuyện !
Bà con Việt Nam đừng quên rằng, trong đại hội đảng CSVN XI mới đây, ông Lê hữu Nghĩa, giám đốc viện chính trị quốc gia của VC nói công khai, “công hữu là cái gốc của chủ nghĩa xã hội (cnxh), nhưng đó là công hữu khi cnxh đã hoàn thành. Còn bây giờ chỉ là công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu chứ chưa phải là tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu ! Nghe cứ như có làm thịt nhưng bây giờ chỉ làm thịt một số chủ yếu thôi còn tất cả sẽ làm thịt hết khi hoàn thành chủ nghĩa xã hội”! (2). Theo cách nói trên, từng loại sinh hoạt kinh tế trước sau gì cũng sẽ luân phiên “vào rọ” do đảng VC bầy ra. Không ai biết cnxh hình thù ra sao và khi nào bước vào giai đoạn hoàn thành. Như vậy VC tha hồ rộng tay, muốn làm thịt đám nào, lúc nào cũng được. Chống cự thì đã có cách giải quyết : nhẹ thì tội trốn thuế, nặng thì quy chụp phạm điều 79 hay 88 là êm hết. Tài sản mất, người vào tù là xong ! Khiếu kiện ư ? VC cứ đánh bài “lờ”. Nội trong năm 2010, có đến 110 ngàn vụ khiếu kiện mới, gia tăng 30% so với năm trước. Đã từng có biết bao nhiêu vụ Việt kiều từ bên ngoài mang tiền về đầu tư, cuối cùng phải tháo chạy lấy thân, còn đâu mà khiếu nại, tố cáo !
Sau Vinashin đến gì ?
Với cơ chế kiểm tra, giám sát lỏng lẻo, thiếu hẳn kiểm toán tài chánh & hành chánh như hiện nay thì khu kinh tế quốc doanh đươc mô tả như “một đống bầy nhầy”, nhưng lại ít người biết được thực trạng của chúng như thế nào. Như vậy, không loại trừ vẫn còn những Vinashin nữa sẽ xẩy ra tiếp theo, tuy ở mức độ khác nhau. Nhiều đại tập đoàn công ty quốc doanh khác cũng đang được công luận bàn tán xôn xao là “có vấn đề”.
Vinashin là một tập đoàn công ty quốc doanh, được tổ chức theo mô hình từa tựa các “Chaebol Nam Hàn” mà VC nuôi hy vọng “đóng vai mũi nhọn” trong nền kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo. Vinashin có tổng trị giá tài sản trên 90 ngàn tỷ đồng, trong đó tiền nợ là 86 ngàn tỷ. Vinashin thành hình 1996 (?) đến giữa năm 2010 thì sụp đổ. Chủ tịch hội đồng quản trị Phạm thanh Bình đã bị bắt. Nhưng người giữ “túi tiền” của cả tập đoàn, Tổng giám đốc tài chánh Hồ ngọc Tùng lại được cho đi Úc chữa bệnh (ngay sau khi cơ quan an ninh điều tra khởi tố Vinashin) cho đến nay vẫn chưa về ! Vinashin có trên 200 công ty trực thuộc. Hiện VC ra lệnh giải thể, phá sản 200 công ty con hoặc bán ra dưới hình thức “bán nợ”. Vinashin được chỉ thị “tái cơ cấu” chỉ còn giữ lại 15 công ty con, 2 liên doanh, 1 công ty liên kết và 2 đơn vị sự nghiệp ( một viện khoa học và một trường cao đẳng). Trên 3 năm trước (2008), dư luận bầy tỏ nỗi lo ngại qua tờ báo Wall Street Journal ( WSJ) ấn bản Á châu nói rằng, Vinashin mở rộng quá nhanh và kinh doanh dàn trải ngoài ngành cốt lõi. VC biết điều này, nhưng nếu ra lệnh “tái cơ cấu” hay “rà soát” ngay thời đó thì chưa đúng lúc, phải để cho phe nhóm vơ vét của công “trót lọt” đã chứ. (3)
Do vụ Vinashin đổ bể quá tầm che chắn, VC mới ra lệnh “rà soát” lại các công ty quốc doanh khác bị dư luận đặt vào “danh sách nghi ngờ có vấn đề” trong đó có Điện lực VN (E-VN), Ngân hàng quốc doanh, Dầu khí (Petro-VN).
Do vụ Vinashin đổ bể quá tầm che chắn, VC mới ra lệnh “rà soát” lại các công ty quốc doanh khác bị dư luận đặt vào “danh sách nghi ngờ có vấn đề” trong đó có Điện lực VN (E-VN), Ngân hàng quốc doanh, Dầu khí (Petro-VN).
Ngân hàng quốc doanh
(5) nhà băng sau đây bị ngân hàng nhà nước ra lệnh phải rà soát và báo cáo mọi hoạt động trong ba năm gần đây, từ 2008) : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Công thương (Vietinbank). Trong đó, Vietcombank và Vietinbank vẫn được xếp vào nhóm quốc doanh vì tuy đã cổ phần hóa song vốn sở hữu Nhà nước vẫn chiếm phần lớn. Có thể (5) ngân hàng vừa nói có những cách làm ăn không “chia chác” đúng quy định “ngầm”, nên bị đàn anh “chiếu cố” (?) Tờ Financial Times của Anh quốc vừa có bài nói một vấn đề nghiêm trọng của kinh tế Việt Nam là "tín dụng rẻ đổ vào các doanh nghiệp nhà nước làm ăn lãng phí".
Các tập đoàn quốc doanh khác
Tập đoàn điên lực VN (E-VN) và Dầu khí (Petro-VN) là hai nơi đang bị dư luận bàn tán nhiều trong thời gian gần đây. Do chịu cảnh bị cúp điện liên miên, nên dân chúng nhớ đến E-VN như một tên bị khá nhiều “hoen ố”. E-VN cũng là tập đoàn kinh doanh đa ngành, vừa thừa nhận họ đang nợ khoảng 25 ngàn tỷ đồng. Chưa gì bộ tài chánh VC đã nói là, nếu không tăng giá điện hơn nữa, ngành điện sẽ lỗ gần 57 ngàn tỷ. Tính ra E-VN có số nợ gần bằng mức thâm thủng của Vinashin. Đây có phải là cách nói để chuẩn bị dư luận để E-VN đi vào lối mòn của Vinashin ?
Tháng Ba giá điện đã tăng 15%, nhưng VC nói là giá điện VN còn thấp hơn các nước trong vùng, nên sẽ tăng nữa trong năm nay. Khi so sánh như vậy, Rõ ràng VC không cần biết đến mức thu nhập người dân VN thấp hơn các nước xung quanh. E-VN vẫn nói là mùa khô năm nay còn thiếu điện hơn năm ngoái, vì lượng nước tại các nhà máy thủy điện đang bị thấp. E-VN bị nhiều chuyên viên chỉ trích là không phân phối điện hợp lý. Khoảng 70% doanh nghiệp Nhật Bản “cảm thấy bất an vì thiếu điện khi kinh doanh tại Việt Nam.” Trong khi đó 65 nhà máy thép và nhiều nhà máy xi măng tại sao lại được ưu tiên cung cấp điện đầy đủ ?
Hai nhà máy điện đang được xây cất “cầm chừng” nói là bị chậm mất hai năm so với thời điểm đã định. Nhà máy Quảng Ninh 2 do công ty Thượng Hải thuộc “nước lạ” chủ thầu, mới làm được 31%, còn Hải Phòng 1 mới được 20%. Lý do của sự chậm trễ được giải thich là nhà thầu đang vòi VC đưa thêm tiền để mướn nhân công.
Thật ra giá điện thấp không phải lý do duy nhất đưa đến thua lỗ trong ngành này. Lý do quan trọng là lối điều hành quan liêu và độc quyền đã làm bộ máy quản lý tập trung dưới sự chỉ đạo của đội ngũ cán bộ học ở Nga về đã trì trệ lại càng trị trệ hơn.
Về Tập đoàn Dầu khí (Petro-VN) cũng làm ăn kiểu đầu tư dàn trải ngoài ngành cốt lõi, như bảo hiểm, bất động sản, tài chính, gas và cả taxi. Bây giờ còn được giao thêm đóng tàu “Chỉ khác là Vinashin phải đi vay tiền để đầu tư còn Petro-VN thì được nhà nước cấp tiền để làm và đang rộng tay sử dụng ở nhiều lĩnh vực.” Petro-VN cứ mè nheo là giá xăng hiện tại vẫn thấp làm cho công ty lỗ nặng và đòi tăng giá nữa nội năm nay. Tháng 11 năm ngoái, khi trả lời đại biểu quốc hội Phạm thị Loan, thủ tướng VC Nguyễn tấn Dũng khoe là “Petro-VN đang làm ăn tốt !”
Bất chấp sự ngăn càn của Quốc Hội, Petro-VN được nhà nước VC cho phép đưa trên 3 tỷ Mỹ kim sang đầu tư bên Venezuela, nói là “để tăng thêm năng lượng cho VN đang thiếu hụt”. Nhưng hôm nay (10-3), có tin nói là các định chế kinh tế quốc tế đã xếp cả VN và Venezuela vào danh sách 18 quốc gia trên thế giới “có thể bị vỡ nợ”. Như vậy đây có phải là cơ hội tốt để VC “rửa sạch” số tiền 3 tỷ 2 Mỹ kim Petro-VN đầu tư ở Venezuela ?
Đông che, Hè mở
Các chuyên viên và định chế kinh tài quốc tế khuyến cáo là, muốn ổn định và phát triển kinh tế thì phải cải tổ cơ cấu tổ chức. Nếu chỉ thuyên chuyển nhân sự và hành dộng theo lối “giật vạt vá vai” như bây giờ thì không tìm được niềm tin trong dân chúng và khó có thể ổn định để đi đến phát triển lâu dài.
Sau khi phá giá tiền đồng vào Tết nguyên đán, VC dưa ra 4 giải pháp : giữ không cho ngân sách bội chi 5%, giảm lượng tiền đổ vào dự án công, giảm các khoản chi thường xuyên 10% và tăng tín dụng dưới 20% thay vì 23%. Bốn giải pháp này được mong đợi có khả năng giảm được 100 ngàn tỷ đồng tiền mới sẽ tung vào thị trường lưu hành giấy bạc trong năm nay. Nhưng các giới chuyên môn gọi cách giải quyết này là 4 điểm “Đông che, Hè mở” không thể kiềm hãm lạm phát và ổn định nổi thị trường.
Như đã trình bầy trong bài trước, không có cách gì VC giảm được công chi, vì cơ chế đảng VC “đánh đu, ăn theo” song hành với mọi cấp chính quyền từ trung ương xuống các địa phương. Đám người này chuyên làm công tác đảng, nhưng lại bắt ngân sách toàn dân gánh chịu. Đó là sự khác biệt lớn lao với nền kinh tế không có hệ thống đảng và các công ty quốc doanh lỗ lã song hành.
Rồi ra chỉ còn những công ty ngoại quốc đầu tư lớn, có thế lực chính trị đàng sau. Loại công ty không có thế lực nào để dựa thì phải chọn cách làm ăn chia chác với VC mới tồn tại. Loại thứ hai này phải luôn đáp ứng nhu cầu “vòi vĩnh” của cán bộ VC thì được yên ổn. Cuối cùng mọi thứ tốn phí kể cả tiền đút lót cho tham nhũng đều tính vào giá thành sản phẩm, chỉ người tiêu thụ là dân chúng sẽ phải gánh chịu tất cả.
Làm gì thì thì làm, VC không thể có được niềm tin của dân chúng. Liệu Dân Tộc VN còn cam chịu bao lâu nữa ? Hay đã đến lúc dân chúng đã bớt sợ guồng máy công an trị của VC, buộc phải chấp nhận vùng lên để sống còn như các Dân Tộc Bắc Phi và Ai-cập trong cuộc “Cách Mạng Hoa Lài”.
Trần nguyên Thao
March 10, 2011
(1)Theo tài liệu của World Bank Việt Nam là nước nhập vàng lớn nhất thế giới trong năm 2008
(2) Trích “phấn đấu ký số 33”, to-hai.blogspot.com
(3) Tháng 6 -2010, báo điện tử VnEconomy trích lời Tổng thanh tra chính phủ Trần văn Truyền nói là, lẽ ra việc thanh tra Vinashin đã được tiến hành từ 2009. Do suy thoái kinh tế, và theo “chỉ đạo” của chính phủ, việc thanh tra tạm dừng.
March 10, 2011
(1)Theo tài liệu của World Bank Việt Nam là nước nhập vàng lớn nhất thế giới trong năm 2008
(2) Trích “phấn đấu ký số 33”, to-hai.blogspot.com
(3) Tháng 6 -2010, báo điện tử VnEconomy trích lời Tổng thanh tra chính phủ Trần văn Truyền nói là, lẽ ra việc thanh tra Vinashin đã được tiến hành từ 2009. Do suy thoái kinh tế, và theo “chỉ đạo” của chính phủ, việc thanh tra tạm dừng.
No comments:
Post a Comment