Đôla “du kích chiến Online”
Cuộc tập kích quyết liệt của cơ quan chức năng VC mới đây đúng là cơn đại hồng thủy với thị trường ngoại tệ tự do. Các chủ tiệm vàng ví von và dự đoán tình hình: "Nước dâng cao đến đâu rồi cũng phải hạ. Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng bởi Việt Nam mình là thành viên của WTO, là mắt xích của thị trường thế giới nên nhu cầu ngoại tệ, nhất là tiền đô rất lớn, cấm sao nổi". Trái với không khí mua bán sôi động trước đây, những ngày qua, đặc biệt là vào sáng 10/3, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tự do tại các tiệm vàng và các điểm giao dịch mua bán Đôla chợ trời ở Saigon như phố Tây, chợ Bến Thành, chợ Bình Tây (còn gọi chợ Lớn), chợ Bàn Cờ… nhiều địa điểm tại Hanoi cũng như khắp cả nước . . .đui hiu, vắng lặng lạ thường. Ngoài mặt là khung cảnh yên lặng “giả tạo”. Nhưng thực tế bên trong, một dòng chảy ngầm vẫn âm thầm hoạt động hiệu quả, trong bức màn bí mật trên “phone” và “chợ”Đôla Online, nhưng luôn dè chừng “công an gài bẫy”. Mạng lưới giao dịch này hoàn toàn kín đáo, người lạ chỉ có nước "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Sáng kiến này được dân trong nghề mô tả là “cái khó ló ra cái khôn”.
Cách “ra đòn” quyết liệt của nhà nước nói lên phản ứng hoảng hốt, vội vã quá đáng của bộ máy kinh tài VC. Nhà nước qua lời viên Vụ trưởng Quản Lý ngoại hối Nguyễn huy Quang nói là, “chợ đen ngoại tệ đã bị dẹp tan”. Nhưng dân trong nghề tin tưởng là, trận chiến này mới mở màn, mọi giao dịch được thực hiện như “du kích chiến”.
Còn các chuyên viên kinh tế thì nói, “ việc dẹp bỏ hoàn toàn thị trường ngoại tệ tự do là việc rất khó khăn và phải cần thời gian khá lâu dài mà trên thực tế có thể nói rằng là chuyện “bất khả thi”. Bất cứ nền kinh tế nào mà có chế độ quản lý ngoại hối nghĩa là có kiểm soát ngoại hối thì đều có tình trạng chợ đen. Bởi vì khi kiểm soát ngoại hối thì phải hạn chế nhu cầu có ngoại tệ, mà nhu cầu này rất nhiều. Khi hạn chế nhu cầu có ngoại tệ thì những người cần có ngoại tệ nhưng không thể mua được theo đường chính thức phải tìm nơi khác, do đó có sự tồn tại của thị trường chợ đen. Hơn nữa sự giao lưu giữa các nền kinh tế rất nhiều và đồng Đôla là đồng tiền thanh toán có tính chất quốc tế ai cũng thừa nhận. Đô la hiện hữu bên ngoài thị trường chính thức là thực tế ở rất nhiều nước. Tỷ giá có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định là qui mô thị trường chợ đen sẽ lớn hay không, nhưng đồng thời kiểm soát ngoại hối cũng là nguyên nhân thứ hai khiến cho một thị thị trường chợ đen ngoại tệ chắc chắn hiện diện ở những nước theo chế độ kiểm soát ngoại hối.”
Ngay cả cựu Thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Cao Sĩ Kiêm cũng nói là nếu “khóa” ngay một thị trường tự do đã âm thầm tồn tại từ lâu nay thì sẽ nảy sinh những vấn đề cần xử lý. Nhà nước phải có sự điều phối hài hòa để tránh “nghẽn” đời sống trong dân. Trong trận chiến này nhà nước xem ra đang ở thế bị “cô lập”.
Phố Tây (gần ga xe lửa Saigon) là nơi tập trung khách Tây nên trên 90% giao dịch ở đây, từ ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm đều được tính bằng đôla. Và khi lưu thông bằng đồng Đôla, sẽ có người có nhu cầu đổi đô và ngược lại. Để thực hiện giao dịch, nếu trước đây mặc sức đổi chác - mua bán công khai thì giờ rút vào hoạt động bí mật thôi.
Khu phố Tây cũng là nơi tập trung nhiều hãng lữ hành đưa khách sang Campuchia với giá vé, chi phí dịch vụ đều quy ra Đôla. Thường khi ra đây Khách du lịch dù là VN hay “Tây Balo” từ đây đi Campuchia đều có nhu cầu mua Đôla lẻ từ nhân viên một số hãng lữ hành hay tại các điểm đổi Đôla chợ đen. Giờ đang thời buổi gay cấn nên nhân viên các hãng không dám manh động, tụi tui cũng vậy. Thay vào đó tụi tui động viên khách yên tâm, cứ việc lận theo tiền Việt, đến cửa khẩu Mộc Bài (Gò Dầu, Tây Ninh), đặt chân sang cửa khẩu Bavet (Campuchia) thì mặc sức đổi đô bao nhiêu cũng được".
Lâu nay người dân vẫn có thói quen, tâm lý ngại vào các quầy thu đổi ngoại tệ được cấp phép mà đại đa số chọn mua - đổi Đôla ở các tiệm vàng, các điểm thu đổi chợ đen vì thủ tục nhanh chóng, tỷ lệ mua vào thấp, bán ra cao, ít bị dòm ngó… Những ngày qua, dù các cơ quan chức năng nỗ lực đánh mạnh vào thị trường ngoại tệ chợ đen nhưng không vì thế mà tâm lý giao dịch ngoại tệ ngoài luồng trong người dân thay đổi.
Kết quả khiêm tốn
Sau nhiều ngày huy động hàng loạt đội ngũ công an và nhân viên ngân hàng khám xét các tiệm vàng và địa điểm đổi Đôla trên thị trường tự do, VC nói là bắt được 9 nơi vi phạm và mỗi nơi bị phạt 57 triệu đồng VN. Riêng tại Hanoi bắt được gần 400 ngàn Đôla trong một vụ VC nói là buôn bán ngoại tệ trái phép ngay trong ngân hàng Eximbank, Hanoi. VN hiện có đến 10 ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh vàng, thường tiệm vàng có buôn bán Đôla. Những nơi mua, bán Đô-la nhỏ thì rất nhiều, không có thống kê. Nếu làm đủ cách VC vẫn thiếu Đôla thì tin đồn đổi tiền đang râm ran trong dân chúng có nguy cơ thành hiện thực, dù hiện nay VC ra sức đính chính tin này.
Vàng sẽ đi vào “bí mật”
Sáng 15 tháng 3, báo lề phải của VC loan tin là, chính phủ đã họp đưa ra quyết định “dứt khoát xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”. Trước đó 2 ngày, cũng báo lề phải VC loan tin nói là, cho đến nay, vì chưa có lệnh cấm, nên dân chúng vẫn được quyền làm chủ vàng lá, vàng nén như là tài sản của mình. Hiện chính phủ đang duyệt xét dự luật về buông bán vàng. Theo đó, trong tương lai rất gần, VC sẽ đưa ra quyết định dành độc quyền buôn bán vàng lá, vàng nén. 23 năm trước (1988), VC cũng đã độc quyền buôn bán vàng lá, vàng nén, nhưng đã không thành công, vì không thể kiểm soát nổi.
Trước các tin tức trên, dân chúng tại các tỉnh đang nô nức đến 10 ngàn địa điểm tư nhân kinh doanh vàng trên cả nước để sắm vàng dưới thức nữ trang, đặc biệt là các loại nhẫn trơn “làm của để dành”, dù biết rõ vàng nhẫn không thể gửi ngân hàng. Tại các tỉnh, các thương hiệu lớn không phân phối vàng nhẫn 9999. Do đó, người dân phải đối mặt với rủi ro về tuổi vàng cũng như việc tìm “đầu ra” khi phải bán nhẫn. Nhu cầu mua nhẫn vàng trong tuần qua tăng đến 60% so với tháng trước. Trong tương lai gần, nếu VC xóa việc buôn bán vàng miếng thì chợ vàng cũng đi vào “bí mật”.
Sau năm 1975, khi VC xâm chiếm Miền Nam, VC cũng khám xét nhà dân, tịch thu vàng, ngoại tệ trong chiến dich đánh tư sản mại bản. Lúc đó, những người có nhẫn vàng có thể cất giấu dễ dàng, sau đó đem bán dần để sống. Người không có nữ trang để bán thì bán quần áo, mọi đồ dùng trong nhà, thứ gì có thể bán được cũng đem ra bán để sống cầm hơi qua ngày. Nay người dân từng trải qua kinh nghiệm đau thương đó, nên cũng cố giữ nhẫn vàng, đề phòng VC tái diễn “trò ăn cướp cũ”. Sự lo sợ đang diễn ra trong dân chúng chứng tỏ dân không tin những gì VC nói ra. Vì dân từng có kinh nghiệm VC nói và làm hoàn toàn khác nhau. Nếu VC xô đẩy dân chúng vào tình trạng vô vọng thì tất nhiên VC sẽ gặp cảnh “tức nước vỡ bờ”. Vì ngày nay, qua nhiều thay đổi, tiến bộ, nhất là sức mạnh thông tin điện toán, VC không thể tính mọi chuyện như cách nay 36 năm.
Tiền đồng
Căn cứ vào các số liệu do nhiều cơ chế tài chánh và thông tin quốc tế, VC hiện bị các nước chủ nợ xếp vào một trong 18 nước trên thế giới “có thể vỡ nợ”. Hiện VC nợ 29 tỷ Mỹ kim, tương đương 42% tổng sản phẩm cả nước. Tính cả tiền lời, cho đến nay, sau khi phá giá tiền đồng, VC cần phải trả 4 tỷ Mỹ kim cho năm nay. Trong khi đó, ngoại tệ trong kho bạc nhà nước đang rất thấp, lối 10 tỷ (?). Tiền nhập cảng mọi thứ mặt hàng khoảng 13 tỷ mỗi năm. Như vậy đúng là VN không còn khả năng trả nợ = “vỡ nợ”. Ba ngân hàng thuộc loại tập đoàn tài chánh quốc doanh, lại mới bi Cơ Quan Thẩm Định Rủi Ro Tài Chánh của Standard & Poors xếp vào loại “gây rủi ro cho việc bảo đảm an toàn vốn”.
Có thể chính vì những lý do trên, VC cứ điên cuồng lên đưa ra đủ mọi cách để gom thêm tiền trong dân chúng. Dù ngày nay tiền lời dành cho người gởi tiền vô nhà băng cao chót vót, có nơi lên đến 16%, muốn vay vốn làm ăn phải trả cho nhà băng 23% mổi năm. Hy vọng tăng lãi xuất để chống đỡ lạm phát đã bị thực tế phản ứng ngược lại.
Ngay cả cựu Thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Cao Sĩ Kiêm cũng nói là nếu “khóa” ngay một thị trường tự do đã âm thầm tồn tại từ lâu nay thì sẽ nảy sinh những vấn đề cần xử lý. Nhà nước phải có sự điều phối hài hòa để tránh “nghẽn” đời sống trong dân. Trong trận chiến này nhà nước xem ra đang ở thế bị “cô lập”.
Phố Tây (gần ga xe lửa Saigon) là nơi tập trung khách Tây nên trên 90% giao dịch ở đây, từ ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm đều được tính bằng đôla. Và khi lưu thông bằng đồng Đôla, sẽ có người có nhu cầu đổi đô và ngược lại. Để thực hiện giao dịch, nếu trước đây mặc sức đổi chác - mua bán công khai thì giờ rút vào hoạt động bí mật thôi.
Khu phố Tây cũng là nơi tập trung nhiều hãng lữ hành đưa khách sang Campuchia với giá vé, chi phí dịch vụ đều quy ra Đôla. Thường khi ra đây Khách du lịch dù là VN hay “Tây Balo” từ đây đi Campuchia đều có nhu cầu mua Đôla lẻ từ nhân viên một số hãng lữ hành hay tại các điểm đổi Đôla chợ đen. Giờ đang thời buổi gay cấn nên nhân viên các hãng không dám manh động, tụi tui cũng vậy. Thay vào đó tụi tui động viên khách yên tâm, cứ việc lận theo tiền Việt, đến cửa khẩu Mộc Bài (Gò Dầu, Tây Ninh), đặt chân sang cửa khẩu Bavet (Campuchia) thì mặc sức đổi đô bao nhiêu cũng được".
Lâu nay người dân vẫn có thói quen, tâm lý ngại vào các quầy thu đổi ngoại tệ được cấp phép mà đại đa số chọn mua - đổi Đôla ở các tiệm vàng, các điểm thu đổi chợ đen vì thủ tục nhanh chóng, tỷ lệ mua vào thấp, bán ra cao, ít bị dòm ngó… Những ngày qua, dù các cơ quan chức năng nỗ lực đánh mạnh vào thị trường ngoại tệ chợ đen nhưng không vì thế mà tâm lý giao dịch ngoại tệ ngoài luồng trong người dân thay đổi.
Kết quả khiêm tốn
Sau nhiều ngày huy động hàng loạt đội ngũ công an và nhân viên ngân hàng khám xét các tiệm vàng và địa điểm đổi Đôla trên thị trường tự do, VC nói là bắt được 9 nơi vi phạm và mỗi nơi bị phạt 57 triệu đồng VN. Riêng tại Hanoi bắt được gần 400 ngàn Đôla trong một vụ VC nói là buôn bán ngoại tệ trái phép ngay trong ngân hàng Eximbank, Hanoi. VN hiện có đến 10 ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh vàng, thường tiệm vàng có buôn bán Đôla. Những nơi mua, bán Đô-la nhỏ thì rất nhiều, không có thống kê. Nếu làm đủ cách VC vẫn thiếu Đôla thì tin đồn đổi tiền đang râm ran trong dân chúng có nguy cơ thành hiện thực, dù hiện nay VC ra sức đính chính tin này.
Vàng sẽ đi vào “bí mật”
Sáng 15 tháng 3, báo lề phải của VC loan tin là, chính phủ đã họp đưa ra quyết định “dứt khoát xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”. Trước đó 2 ngày, cũng báo lề phải VC loan tin nói là, cho đến nay, vì chưa có lệnh cấm, nên dân chúng vẫn được quyền làm chủ vàng lá, vàng nén như là tài sản của mình. Hiện chính phủ đang duyệt xét dự luật về buông bán vàng. Theo đó, trong tương lai rất gần, VC sẽ đưa ra quyết định dành độc quyền buôn bán vàng lá, vàng nén. 23 năm trước (1988), VC cũng đã độc quyền buôn bán vàng lá, vàng nén, nhưng đã không thành công, vì không thể kiểm soát nổi.
Trước các tin tức trên, dân chúng tại các tỉnh đang nô nức đến 10 ngàn địa điểm tư nhân kinh doanh vàng trên cả nước để sắm vàng dưới thức nữ trang, đặc biệt là các loại nhẫn trơn “làm của để dành”, dù biết rõ vàng nhẫn không thể gửi ngân hàng. Tại các tỉnh, các thương hiệu lớn không phân phối vàng nhẫn 9999. Do đó, người dân phải đối mặt với rủi ro về tuổi vàng cũng như việc tìm “đầu ra” khi phải bán nhẫn. Nhu cầu mua nhẫn vàng trong tuần qua tăng đến 60% so với tháng trước. Trong tương lai gần, nếu VC xóa việc buôn bán vàng miếng thì chợ vàng cũng đi vào “bí mật”.
Sau năm 1975, khi VC xâm chiếm Miền Nam, VC cũng khám xét nhà dân, tịch thu vàng, ngoại tệ trong chiến dich đánh tư sản mại bản. Lúc đó, những người có nhẫn vàng có thể cất giấu dễ dàng, sau đó đem bán dần để sống. Người không có nữ trang để bán thì bán quần áo, mọi đồ dùng trong nhà, thứ gì có thể bán được cũng đem ra bán để sống cầm hơi qua ngày. Nay người dân từng trải qua kinh nghiệm đau thương đó, nên cũng cố giữ nhẫn vàng, đề phòng VC tái diễn “trò ăn cướp cũ”. Sự lo sợ đang diễn ra trong dân chúng chứng tỏ dân không tin những gì VC nói ra. Vì dân từng có kinh nghiệm VC nói và làm hoàn toàn khác nhau. Nếu VC xô đẩy dân chúng vào tình trạng vô vọng thì tất nhiên VC sẽ gặp cảnh “tức nước vỡ bờ”. Vì ngày nay, qua nhiều thay đổi, tiến bộ, nhất là sức mạnh thông tin điện toán, VC không thể tính mọi chuyện như cách nay 36 năm.
Tiền đồng
Căn cứ vào các số liệu do nhiều cơ chế tài chánh và thông tin quốc tế, VC hiện bị các nước chủ nợ xếp vào một trong 18 nước trên thế giới “có thể vỡ nợ”. Hiện VC nợ 29 tỷ Mỹ kim, tương đương 42% tổng sản phẩm cả nước. Tính cả tiền lời, cho đến nay, sau khi phá giá tiền đồng, VC cần phải trả 4 tỷ Mỹ kim cho năm nay. Trong khi đó, ngoại tệ trong kho bạc nhà nước đang rất thấp, lối 10 tỷ (?). Tiền nhập cảng mọi thứ mặt hàng khoảng 13 tỷ mỗi năm. Như vậy đúng là VN không còn khả năng trả nợ = “vỡ nợ”. Ba ngân hàng thuộc loại tập đoàn tài chánh quốc doanh, lại mới bi Cơ Quan Thẩm Định Rủi Ro Tài Chánh của Standard & Poors xếp vào loại “gây rủi ro cho việc bảo đảm an toàn vốn”.
Có thể chính vì những lý do trên, VC cứ điên cuồng lên đưa ra đủ mọi cách để gom thêm tiền trong dân chúng. Dù ngày nay tiền lời dành cho người gởi tiền vô nhà băng cao chót vót, có nơi lên đến 16%, muốn vay vốn làm ăn phải trả cho nhà băng 23% mổi năm. Hy vọng tăng lãi xuất để chống đỡ lạm phát đã bị thực tế phản ứng ngược lại.
Nhưng ở góc độ người gửi tiền, họ cũng phải hiểu một quy luật đơn giản của thị trường là “lợi nhuận cao, rủi ro cao”. Và nếu để lãi suất cao làm lóa mắt thì có ngày “mất cả gốc, lẫn củ” . Không ai dại gì gửi hàng chục tỷ đồng hay hơn thế trong ngân hàng mà mức bảo hiểm được nhà nước ấn định hiện không hơn 50 triệu đồng cho mỗi tài khoản, tương đương 70 tô phở bò Côbê thôi ! (*) Nhiều bà nội trợ cho rằng, gởi tiền vào ngân hàng, nếu chúng làm ăn thua lỗ thì chả có ai đền cho mình xu nào đâu. Tốt hơn đừng gởi.
Trần nguyên Thao
March 15, 2011
(*) Một tô phở bò Côbê tại Hanoi đang bán với giá 35 Đôla. Nếu một Đôla chỉ tính chẵn 20 ngàn đồng VN, thì 50 triệu VN chỉ tương đương 70 tô phở !
Trần nguyên Thao
March 15, 2011
(*) Một tô phở bò Côbê tại Hanoi đang bán với giá 35 Đôla. Nếu một Đôla chỉ tính chẵn 20 ngàn đồng VN, thì 50 triệu VN chỉ tương đương 70 tô phở !
No comments:
Post a Comment