Friday, March 16, 2012

Thơ Lạch Xuân Hương



T h ơ

L Ạ C H   X U Â N   H Ư Ơ N G






“CẾ” BÁC

Học theo “Cế Hoạch Kụ Hồ”
“Kực cì” bí mật phòng hờ ngoại bang.
Kết đoàn Trung Quốc anh em,
Việt Trung tuần thám trong vùng Á Đông.
“Tự Do Đồ Qúy” ngụy trang,
Cũng như Độc Lập phải đem giấu liền.
Gửi qua tận Cấm Tử Thành,
Cất vào chỗ kín để dành về sau.
Quốc phòng bố trí lại mau,
Sukhoi “sáng tạo” thêm khâu tàng hình.
Lên mây tắt máy mà rình,
“Nước ngoài” nó xúi nhân dân biểu tình.
Bao nhiêu cải tiến Vũ Trang,
Đều vào vị trí sẵn sàng xung phong.
Lễ này không có diễu binh,
“Nước ngoài” nó thấy hết “hàng” quân ta.
Mồng 2 tháng 9 khỏi “no”,
Trung Ương đã mở Hội là Thăng Long.
Mừng ngày Quốc Khánh đàn anh,
“Việt Hoa Đồng Thuận” mừng chung một ngày.

Lạch Xuân Hương
September 03, 2011

MÀO ĐẦU TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Râu thử máy mào đầu,
Sao im phăng phắc chỉnh lâu thế này.
Lắc cần rồi lại nhấn giây,
Hỏi anh thợ máy có nghe không nào.
Hỏi năm, bảy bận thấp cao,
Bỗng nghe tiếng nói ồn ào trên loa.
Đám đông mừng máy truyền to,
Vỗ tay hào hứng, hoan hô rùm trời.
Hồ Râu chớp lấy ngoắc tay,
Tuyên Ngôn là bản chép sao quá kỳ.
Đàn em ca ngợi vụng về,
Có thằng láu cá nâng bi bốc nhằng.
“Bác” bình dân quá hỏi rằng ,
Đồng bào nghe rõ tôi không, đồng bào.
Vẩu môi “chú Võ” tự hào,
Chính tôi xúc động lệ trào quanh mi.
Một bầy các “chú” lao nhao,
Mào đầu lịch sử đề cao Đảng mình.
Buồn cười vãi đái trong quần,
Là anh thợ máy lo phần âm thanh.
Thế là Ngoại Sử tươi xanh,
“Mào Gà Hoa Khế” dính quanh Cụ Hồ.

Lạch Xuân Hương
September 02, 2011 

NHÀ VĂN HỘI ĐỂU

Tiên sư bố Hội Nhà Văn,
Chúng bay hỗn quá dám quên Cồng Bà.
T. Lan âm khí Khai  ra,
Lệnh Hồ thua đứt phải nhờ Dân Tiên.
Nghe đây, ban xuống làm liền,
Giải Văn “hưng phấn” đặt Thành T. Lan.
 Kụ Hồ của quý giải Thơ,
Báo Bung lề phải mới là Dân Tiên.
Nhà Văn Hội Đểu, ễnh ương,
Khua môi, múa mỏ đâu bằng Phương Nga.
Mừng ngày Độc Lập phành ra,
Hí ha, hí hửng kéo đi Múa Đèn.

Lạch Xuân Hương
August 27, 2011

NÂNG, BÓP KỤ HỒ

“Thẩn thơ” dưới lạch Mỹ Tho
Chữ kho trong cái “trách” to chành bành.
Nâng bi mà hóa bóp chim
“Miền Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Sinh Cung đẻ gọi thằng cu
Rồi sau tên đổi lu bù xài chơi.
Tính ra trên dưới hai mươi
Còn như bút hiệu đâm hơi kể gì.
Gần hai trăm kiểu dầm dề
Đẹp thì có một, xấu thì gấp trăm.
Nâng bi mà lại bóp nhầm
Chỉ vào hũ mắm thối rùm từ lâu.
Tên Tây, tên Thái, tên Tầu,
Tên Nga, tên dởm vơ vào gian manh.
Dân tiên mới hỏi T. Lan,
Lòi ra cũng “Bác” dê xồm ấu dâm.
“CB” Của Bác y chang,
Tha hồ diễn giải lan man “Sự Đời”.

Lạch Xuân Hương
August 22, 2011

ĐẨY MẠNH CỤ HỒ

Chị em phụ nữ Cao Bằng,
Lệnh trên phổ biến sẵn sàng thi đua.
Dọn hang bí mật Kụ Hồ,
Vạch khe cắt cỏ, tỉa bờ rêu phong.
Khơi Nông rồi lại khai thông,
Để cho mát mẻ, tham quan suối hồ.
Bầy ra xôi, thịt đủ đồ,
Gọi là giỗ  “Bác” dựng cờ liên hoan.
Ba Đình cũng đã động viên,
Chị em đẩy mạnh Tất Thành thi đua.
Cán cờ nắm chặt mây mưa,
Làm nhanh “Cả Cỗ” đón, đưa Kụ Hồ.

Lạch Xuân Hương
August 21, 2011

KỤ HỒ THI ĐUA

Tại sao Hồ nghiện thi đua,
Bởi vì Hồ muốn “Mút Cu” tin dùng.
Bám Mao như rận dưới lưng,
Làm thân khuyển mã lấn vùng Viễn Đông
Hồ thèm uy thế cụ Phan,
Nên Hồ bán cụ lấy tiền xài ngay.
Còn bầy cho Đảng ngón chơi,
Xúi dân đôn hắn lên ngôi Kụ Hồ.
Kụ non đầy ắp máu dê,
Cháu ngoan Kụ cứ việc đè Kụ hôn.
Miệng Hồ cái mõm ác ôn,
Chó săn đệ nhất, “Kụ gâm” Nga Tầu.

Lạch Xuân Hương
August 08, 2011

TÁC PHONG KỤ HỒ

Kụ Hồ ngưỡng mộ họ Mao,
Cho nên Kụ mới để râu xồm xoàm.
Sờ râu mà lại nhớ lông,
Vào hang Pắc Bó Kụ bồng giao liên.
Gái Tầy tình báo Vân Nam,
Kụ Hồ dứt điểm, vô tròng “Nữ Mao”.
Trần Canh dạy Kụ đều đều,
Qúy Ba sai Kụ nhảy vào, cắn đi.
Tác phong của Kụ ai bì,
Đại Đồng, nghĩa vụ trường kỳ thờ Mao.

Lạch Xuân Hương
August 07, 2011

NOI GƯƠNG KỤ HỒ

Kụ Hồ trí tuệ đỉnh cao,
Từ thời trai trẻ để râu bầy trò.
Tấm gương sáng chế mầy mò,
3D hình nổi Kụ Hồ phát minh.
Kụ ngồi kể chuyện một mình,
Trong gương lại thấy bóng hình Dân Tiên.
Cu Tiên nhấy nháy T. Lan,
Kụ Hồ hình nổi cộm lên củ từ.
May tay tự sướng Kụ Hồ,
Cháu ngoan học tập “bí thư” Tất Thành.

Lạch Xuân Hương
August 06, 2011

KỤ HỒ PHẤN ĐẤU

Kụ Hồ phấn đấu trường kỳ,
Vào hang thì cứng, ra đi lại mềm.
Hứng lên múa gậy Kết Đoàn,
Lập ra Đảng điếm luồn trôn Nga Tầu.
Kụ Hồ yêu nước thần sầu,
Những hai Tổ Quốc là Tầu với Nga.
Kụ Hồ thành lập chiến khu,
Để mò suối Lạc, lội bờ khe Nông.
Đẻ ra cái Đảng con hoang,
Giết dân, hại nước, xú danh để đời.

Lạch Xuân Hương
August 06, 2011

THỔI KỤ HỒ

Kụ Hồ nay đã yếu sìu,
Khiến cho Đảng phải kêu gào thổi lên.
Bơm cho to cứng ác ôn,
Để mà trấn cửa thờ nguồn Mác Mao.
Thành đoàn, báo bổ ồn ào,
Làm sao đạt được chỉ tiêu truyên truyền.
Chuyện này thua đứt Dân Tiên,
Tối ngày chép mẩu chuyện riêng Kụ Hồ.
May tay chăm chỉ nhiều giờ,
Cũng đành bất lực phải nhờ T. Lan.
Kẻ này thổi Bác sướng rên,
Kụ Hồ mắt nhắm lim dim gật gù.

Lạch Xuân Hương
Little Saigon. May 17, 2011.

KHỔNG CHÁY

Làm sao đoán được sự đời,
Thay đen đổi trắng tơi bời lá hoa.
Làm sao Luận Ngữ suy ra?
“Đen như mõm chó chém cha sự đời”.
Rêu rao Nho Học đạo Người,
Bỗng dưng bứng tượng Thầy Đời cất đi.
Bắc Kinh rạch xẻ hai bè,
Mép lông tua tủa, mép Hồ cứng cương.
Bạo hành Bảo Thủ thọc luôn,
Hài Hòa rách toạc hết đường ngợi ca.
“Nobel Khổng” cháy thành tro,
Mấy trăm trường dậy Khổng Nho đi đời.
Làm sao hiểu được chữ thời,
Đầu Mao nhẵn bự trấn nơi cửa vòm.

Lạch Xuân Hương
April 24, 2011.

ÁN ĐỂU

Công An quy chụp họ Cù,
Dùng bao cản trở “Bác Hồ” bắn xa.
Tội này suy yếu Đảng ta,
Cản đường Kách Mệnh trên đà tiến công.
Làm cho Bác mất uy danh,
Phơ không trúng đích cửa hang trồng người.
Tội này cũng 7 năm thôi,
Khiến cho Quốc Tế rùm trời kêu la.
Phương Nga lưỡi dẻo, khó qua,
Vặt ngay một cái lá đa che mồn.

Lạch Xuân Hương
April 09, 2011.

HỒ LUẬT PHÁP

Cũng may thầy cãi Quốc Quân,
“Khoanh tay phá rối trị an” dễ dàng.
Lỡ như tay đút vào quần,
Gãi sao đụng “Bác” thì phiền lớn hơn.
Tội này phản động thâm niên,
Bới ra bí mật Đảng mang ghẻ Tầu.
Chuyện này nhạy cảm làm sao,
Công An xử lý lẽ nào mới xong.
Phương Nga cũng khó lòng thòng.
“Bác Hồ” nấm mốc đau lòng chính em.
Chiếu theo Pắc Bó luật Hang,
Còn nhiều khe kẽ gắt hơn luật Rừng.
Vả chăng tên kín gọi riêng,
Đây là nội bộ đừng xen miệng vào.
“Bác Hồ”  theo kiểu đồng dao,
Xú danh truyền khẩu rêu rao để đời.

Lạch Xuân Hương
April 07, 2011.

HỒ BIA MIỆNG

Từ thời có Đảng Việt Minh,
Người dân miền Bắc đã khinh Đảng rồi.
Đặt là bọn Vẹm hại đời,
Chuyên nghề dối trá, giết người không ngơi.
Còn như Hồ cũng có nơi,
Đặt vào của quý trên người phái Nam.
Cháu ngoan nghe được thất kinh,
Thập thành lại cứ dập dình kéo vô.
Trăm năm bia đá, mòn bia,
Vạn niên bia miệng còn nghe tội Hồ.
“Ba đồng một thước vải sô,
Làm sao che nổi Bác Hồ đây em?”.
Trong vùng “kháng chiến” rách bươm,
Chị em xoay sở đi buôn vải Tề.
Thảm thay nhân phẩm ê chề,
Đồng dao sớm đã nói về “tịch biên”.
Là rằng “…đi chợ Cống Triền,
Mua được cái váy bằng tiền Đông Dương.
Trở về đi đến chợ Trương,
Công An lột mất cởi truồng tô hô.
Hoan Hô chính sách bác Hồ”,
Để đời truyền khẩu nghìn thu vẫn còn.

Lạch Xuân Hương
March 25, 2011.

HỒ ĐỘC LẬP

Hoan nghênh “chính sách Đảng Ta”,
“Bác Hồ” nằm giữa chân Nga, chân Tầu.
Đầu thì đỏ hỏn lắm râu,
“Lập trường” lủng lẳng giữa Tầu và Nga.
“Đại Đồng” cõng rắn vào nhà,
Tự Do, Độc Lập thấy “Ta” trong lồng.
Thường dân Nam Bộ ghi công,
“Bác Hồ sống mãi trong quần chúng ta”.
Mới hay duyên kiếp “Bác Hồ”,
Dính liền vào cái củ từ có lông.

Lạch Xuân Hương
March 24, 2011.

HỒ PẮC BÓ

Chú Thu dụ cháu giao liên,
Xuống khe mò ốc, bắt tôm vui vầy.
Cháu ngoan xắn váy Bầy đùi,
Chú Thu “sáng tạo” nhoài người mò cua.
Gái Tầy Cộng Đỏ không vừa
Xoay người “bắt cọp” Chú Thu trợn trừng.
Cháu cười “má đỏ hồng hồng”,
Chú Thu “…tát mấy gầu sòng chưa vơi”.
Vào hang Pắc Bó vật chơi,
“Bác Hồ” sùi sụt, co vòi thở ra.

Lạch Xuân Hương
March 27, 2011.

HOA SEN TẬP KÍCH

“Quốc Hoa đẹp nhất sen hồng”,
Việt Nam dởm nhất có chàng Dân Tiên.
Dân Tiên thúc, đẩy T. Lan,
Hồ nâng cò súng nóng ran đầu ruồi.
Trận này chiến đấu tới nơi,
Cho dù Khai suối, leo đồi có sao.
Tất Thành mũi nhọn thọc sâu,
Địch nào cũng phải ôm bầu chạy thôi.
Quân Hồ nã đạn đã vơi,
Hạ cờ, lau súng lừ đừ rút lui.

Lạch Xuân Hương
March 16, 2011.

HOA SEN PHÌ PHỌP

Mầy mò “Kách Mệnh” thử khơi,
Hoa Sen phì phọp chân ngoài, tay trong.
Công An thường phục lộn sòng,
Rà qua, xét lại kiếm mồng nằm đâu.
Nông, sâu lá tẩy Tự Hào,
Té ra thò thụt quy đầu “Đảng Ta”.

Kách Mệnh Hoa Sen trận giả chơi,
Công An bủa lưới bắt ứ hơi.
Bài ca Đỏ Loét Sen Đồng Tháp.
Văn công nhảy múa phỉnh Đười Ưoi.

Lạch Xuân Hương
Fountain Valley. March 11, 2011.

CHƠI SEN

Múa Sen rồi lại Hát Sen,
Một bầy hộ lý chúng em nựng Hồ.
Tháp Mười đen đủi số bù,
Bị loài Sâu Đỏ trong khu liếm nhằm.

Trèo lên Youtube mà xem,
Hoa Sen ca múa mấy em nịnh Hồ.
Hồ toàn tên dỏm cà bơ,
Tên nào cũng nhất ngoại trừ Sinh Cung.

Ai về cái hố Làng Sen,
Thọc tay móc củ Kim Liên hại đời.
Để cho tuyệt nọc “trồng người”,
Để cho Sen lại thơm mùi Hoa Sen.

Hồ Ly, Hộ Lý, Hồ Lỳ,
Xóc bầu cua bịp cái gì cũng sơi.
Liếm trên, đớp dưới, nuốt tươi,
Sinh ra một lũ Đười Ươi Ba Đình.

Lạch Xuân Hương
Fountain Valley. March 10, 2011.

Saturday, March 10, 2012

Tạp Luận 5: Nhiều Cao Sĩ Cùng Thời Khổng Chê Đạo Nho Thủ Cựu - Ngô Đình Vận



Tạp Luận 5

Nhiều Cao Sĩ Cùng Thời Khổng Chê Đạo Nho Thủ Cựu

Ngô Đình Vận



Khổng Tử một đại chính khách của nước Lỗ đã “lê gót giang hồ” ở vùng Hoa Hạ thời Xuân Thu nhưng vua các nước Chư hầu đều chê là Học thuật của Khổng Tử thủ cựu, không thực tế.

          Nhiều Cao sĩ, Quan đại phu nhiều nước chê Khổng Tử chủ trương theo lễ nghĩa nhà Tây Chu là cổ hủ.

          Theo bài Tiểu tựa của Trí Đức Tòng Thơ mở đầu sách Truyện Đức Khổng Tử của Đoàn Trung Còn thì cuộc đời của Đức Thánh Khổng rất gian nan. Tiểu tựa viết: “Tiếc thay! Ngài sinh nhằm thời loạn, nhằm một thời kỳ mà gươm giáo và mưu gian luôn luôn đắc thắng, Ngài đã chịu lấy sự thiệt thòi của hạng trí thức văn nhân. Nhiều năm làm quan ở nước Lỗ, thăng tới chức Tể Tướng Nhiếp Chánh; công lao khôn xiết, thế mà khi bị người bạc đãi, phải sấp lưng đi, không được một tiếng cám ơn, một lời lã dã.

          Về sau ba mười ba năm mòn bánh xe trên các con đường trong cõi thiên hạ nhà Châu, trải qua bảy mươi hai nước chư hầu không một nơi nào trọng dụng Ngài…

          Đến chết đời đời đua nhau phong tặng… người ta thờ kính Ngài, đưa Ngài lên làm Giáo chủ một Tôn Giáo tức là Nho Giáo”.

          Trong thời đại của Khổng Tử, theo sách Sử Ký của Tư Mã Thiên thì đã có cả 3000 người là học trò của thầy Khổng. Nhiều tài liệu khác ghi nhận trong số đông đảo đệ tử đã có 72 người đạt tới mức hiền giả, người đời sau quen gọi là “Thất Thập Nhị Hiền”.

          Về phía bài bác Khổng Tử ngay trong thời đại của ông cũng có nhiều cao nhân, ẩn sĩ.
         
          Sử gia Hồ Thích trong cuốn Trung Quốc Triết Học Sử đã rất chú ý tới các phương pháp Hiệu Khám (chỉnh lý thư tịch cổ) và Huấn Hỗ (chú thích cổ văn) của các nhà nghiên cứu Khổng Học vào đời nhà Thanh. Hồ Thích cũng viết rằng: “Muốn biết học thuyết của Khổng Tử cần phải biết thời đại của Khổng Tử”.  Từ ý kiến này nhiều người đi sau đã chế ra rằng: “Phải đặt Khổng Tử vào thời đại của ông thì mới có thể phê phán Khổng Tử được”.

          Ở đây chúng ta không loại bỏ bất cứ phương pháp nào để tìm hiểu một nhân vật nhiều huyền thoại như Khổng Tử. Tuy nhiên về mặt phê bình để chắc ăn, chúng ta nên đặt Khổng Tử vào giữa những cao nhân, ẩn sĩ, đại phu cùng thời với Khổng Tử để nghe họ nói gì về Khổng Tử.

          Những vị này là những ngưòi đã gặp gỡ, đối đáp, biện luận với Khổng Tử chẳng hạn như Lão Tử, Án Anh, Tử Tây, Tử Lộ, Mặc Tử… là những người sống ở thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Phương cách này sẽ giải quyết ổn thỏa cái ý kiến cho rằng: “Người đời sau hiểu sai Khồng Tử vì không sống ở thời đại của ông”.

          Một điều đặc biệt may mắn cho chúng ta là đang sống trong thời của Internet vì thế chúng ta rất dễ tìm ngay ra được các tài liệu cũ, cổ thư liên hệ tới học thuật của Trung Quốc gồm nguyên bản hoặc được dịch ra Anh Ngữ, Pháp Ngữ…

          Chúng ta chỉ cần đánh máy vài chữ như “Confucius Documents”, “I Ching”, “Chung Yung”… là tìm ngay được cả “mạng lưới thư viện” với nhiều tác giả danh tiếng như James Legge, Arthur Waley, Charles Muller, Wang Tao, Hong Rengan, Wang Pi, D.C Lau…

          Đặc biệt học giả James Legge (1815-1897) là nhà nghiên cứu về Văn  Hóa Cổ Đông Phương thuộc Đại học Oxford Anh quốc. Ông này được sự hợp tác của các học trò người Hoa nên đã dịch nhiều kinh sách cổ của Trung Hoa trong các năm 1893, 1895, 1899 nằm trong khoảng thời từ Từ Hy Thái Hậu của nhà Thanh, Trung Quốc.

          Trong thời gian ở Hồng Kông, James Legge đã dạy nhiều học trò người Hoa, lớp học trò này về sau được coi là mở đầu cho Tân Học phái Văn hóa, Triết học của Trung quốc.

          Như trên chúng ta đã nói về sự ích lợi của Internet để tìm kiếm tài liệu tham khảo; tiện đây chúng ta thử áp dụng sự đối chiếu tài liệu để biết được cách dịch thuật của mỗi người mà có khi khác ý với nhau.

          Sau đây là một vài thí dụ qua sách Luận Ngữ, Thiên 07 Ung Dã (Shu R.): “Tử viết: Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã. Cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán”. Nguyễn Hiến Lê dịch: “Khổng Tử nói: Chỉ hàng tỳ thiếp và tôi tớ là khó cư xử với họ. Thân cận với họ thì họ nhờn, xa cách với họ thì họ oán”. James Legge dịch thẳng từ chữ Hán ra Anh ngữ: “Book 07 Shu R. - The Master said: Of all people, girls and servants are most difficult to behave to. If your are familiar with them, they lose their humility. If you maintain a reserve towards them, they are discontented”.

          Một thí dụ khác, sách Luận Ngữ thiên 17 Dương Hóa (Yang Ho): “Tử vị Bá Ngư viết: Nhữ vi Chu Nam, Chiêu Nam hĩ hồ. Nhân nhi bất vi Chu Nam, Chiêu Nam kì do chính tường nhi lập dã dư”. Nguyễn Hiến Lê dịch: “Khổng Tử bảo Bá Ngư: Con đã học Chu Nam, Chiêu Nam chưa? Người nào không học Chu Nam, Chiêu Nam thì không khác đứng quay mặt sát vách tường”. James Legge dịch ra Anh ngữ: “The Master said to Po-yu: Do you give yourself to Chau-nan and the Shao-nan. The Man who has not studied the Chau-nan and the Shao-nan is like one who stands with his face right against a wall. Is he not so?”.

          Trở lại với các sinh hoạt của Khổng Tử ở thời Xuân Thu, người đầu tiên dám mắng Khổng Tử là Lão Tử.

          Sách Lịch Sử Triết Học Phương Đông của Nguyễn Đăng Thục trang 267 - 268 đã trích dịch Sử Ký của Tư Mã Thiên nguyên văn như sau: “Lão Tử là người nước Sở, huyện Khổ, quận Lệ, làng Khúc Nhân. Bắt đầu là họ Lý, danh là Nhĩ, tự Bá Dương, tên húy là Đam, làm quan sử của nhà Chu. Khổng Tử đến đất của nhà Chu hỏi Lão Tử về Lễ. Lão Tử nói: Những điều của ông nói thì người cùng xương đếu nát cả rồi chỉ còn lời nói lại thôi. Vả lại người quân tử gặp thời thì lên xe, không gặp thời thì đội cỏ bồng mà đi. Ta nghe thấy rằng người lái buôn khôn, giấu của kín như không có gì. Người quân tử giấu đức thì giáng điệu như kẻ ngu si. Người hãy bỏ cái khí sắc kiêu ngạo cùng lòng tham muốn của người đi, bỏ cái sắc thái với cái ý dâm dật của người đi, những điều ấy không có ích gì cho thân người cả. Ta chỉ có bấy nhiêu lời để bảo cho người biết đấy thôi”.

          “Khổng Tử ra về gọi học trò mà bảo rằng: Chim thì ta biết nó có thể bay, cá thì ta biết nó thể lội, thú thì ta biết nó có thể chạy. Bay có thể đánh lưới bắt, lội có thể câu, chạy có thể đánh bẫy. Đến như loại rồng thì ta không biết nó cưỡi mây mà lên trời lúc nào. Nay ta gặp được Lão Tử tưởng như ta đã thấy được rồng vậy”.

          Người thứ hai chê Khổng Tử là Án Anh, ông này là đại phu của nước Tề, khi tháp tùng vua Tề qua Lỗ nên đã gặp Khổng Tử. Sau khi nghe Khổng Tử nói về chuyện tòng Chu, Án Anh đã can Tề Cảnh Công không nên nghe Khổng Tử; sách Lịch Sử Triết Học Phương Đông của Nguyễn Đăng Thục đã trích một đoạn về Án Anh can vua Tề rằng: “Từ khi các bậc thánh hiền của chúng ta mất đi rồi và nhà Chu đã suy vi, lễ nhạc của chúng ta đã đồi bại vì bị quên đi rất nhiều. Ngày nay Khổng Khâu đòi lập lại lễ nhạc, lễ nghi trong triều, ngoài miếu. Như thế thì suốt đời người ta cũng chưa thuộc hết được những nghi lễ và khảo sát hết các chi tiết. Tôi tự hỏi nhà vua có nên cử dụng Khổng Khâu nếu nhà vua nghĩ tới quyền lợi của dân”.

          Một Đại phu khác của nước Sở là Tử Tây cũng can Sở Chiêu Vương không nên nghe theo Khổng Tử trong việc chính sự.

          Ngược lại Khổng Tử cũng chê Quản Trọng (725-645 TCN) Tể tướng của nước Tề là Quản Trọng không biết giữ lễ của đạo quân thần và Tề Hoàn Công là vua của chư hầu mà dùng lễ của Vương quyền Thiên tử.

          Trong sách Luận Ngữ cũng nói tới việc Tử Lộ một đệ tử của Khổng Tử là người nóng tính, nói thẳng nên Tử Lộ đã nhiều lần can gián thầy Khổng vì sợ thầy lạm dụng “quyền biến” mà sinh họa. Sách LSTHPĐ của Nguyễn Đăng Thục ghi đại ý rằng lần ấy Tử Lộ thấy Khổng Tử và phòng Nam Tử là vợ của vua nước Vệ. Nam Tử đẹp rực rỡ nhưng rất dâm đãng. Tử Lộ đã gây gắt trách cứ vì nghi thầy sa ngã hoặc mắc phải điều tiếng thị phi “nam đáo nữ phòng..” thầy Khổng vì thế đã phải thề độc với Tử Lộ mặc dù Khổng Tử rất ghét dị đoan, tin nhảm.

          Trong sách Luận Ngữ cũng ghi việc Khổng Tử phê bình nhiều đại phu, cao sĩ của các thời nhằm phản biện sự chỉ trích đồng thời giãi bầy về cái Đạo nhập thế của ông. Các nhân vật được Khổng Tử nói tới như Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Liễu Hạ Huệ…

          Một nhà tư tưởng khác là Mặc Tử (khoảng 478-392 TCN) theo Hồ Thích thì Mặc Tử qua đời vào lúc Khổng Tử đã gần 60 tuổi. Mặc Tử sinh ra ở nước Lỗ, mắt được nhìn thấy các việc quái lạ của Khổng Nho gây ra nên ông đã lập ra một phái mới để phản đối. Mặc Tử trách Nho gia rằng: “Tham ư ẩm thực nõa ư tác vụ” có nghĩa là tham ăn uống mà lại lười làm việc. Mặc Tử còn công kích Nho gia rất chi tiết rằng “Đạo Nho có bốn điều đủ làm mất thiên hạ, kẻ Nho cho rằng trời không minh, cho rằng quỷ không thiên, quỷ không bằng lòng cái đó làm mất thiên hạ. Lại chôn cất hậu, để trở lâu, làm ra quan quách nặng, chế áo khâm nhiều, đưa ma như thể dọn nhà, khóc lóc ba năm phải nâng mới dậy, phải chống gậy mới đi, tai không nghe gì, mắt không nhìn gì. Cái đó đủ làm mất thiên hạ. Lại đàn hát, trống múa, tập làm âm nhạc. Cái đó đủ làm mất thiên hạ. Lại cho là có số mệnh. Nghèo, giàu, sống lâu, chết non, thái bình, loạn lạc, an lành, nguy hiểm đều có khuôn sẵn, không thêm bớt. Người trên làm theo ý ấy, ắt không nghe đến chính trị vậy. Kẻ dưới làm theo ý ấy, ắt không thiết đến làm việc vậy. Cái đó đủ làm mất thiên hạ”.

          Nho học sau khi Khổng Tử mất thì đám đệ tử của ông đã chia phe, họ luôn luôn tranh cãi với nhau rồi chia thành 8 phái và phái nào cũng tự nhận là Khổng Nho chính thống.

          Trong hàng đệ tử của thầy Khổng có Tăng Sâm (505-435 TCN) là học trò nhỏ tuổi nhất; Tăng Sâm cũng được cho là người viết sách Đại Học. Cuốn sách này giải thích rõ về Tam Cương là Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ được coi là sách quan trọng để học đạo nho.

          Tăng Sâm (Tăng Tử) cũng là thầy dạy Khổng Cấp (Tử Tư) tức là cháu nội của Khổng Tử. Tử Tư được coi là người viết sách Trung Dung, sách này giảng giải thêm về cái đạo của Khổng Tử là luôn luôn giữ mình ở mức vừa phải không thái quá hoặc bất cập.

          Trong sách Trung Dung, Tử Tư đã viết một câu quan trọng rằng: “Tổ thuật Nghiêu Thuấn” tức là thuật lại chuyện Nghiêu Thuấn như bậc tổ của mình chính vì vậy mà phái Tân học cho rằng Khổng Tử đã viết ra Ngu Thư tức là Kinh Thư kể chuyện hai đời Ngu, Thuấn.

          Tiếp theo là Mạnh Tử (371-287 TCN), ông này là học trò của Tử Tư; Mạnh Tử đã cực lực đả kích các học phái khác ở thời Chiến quốc để bênh vực Khổng Nho. Trong thiên Đằng Văn Công Hạ, Mạnh Tử viết rằng: “Vua Thánh không ra đời nữa, chư hầu hoành hành, kẻ trí thức nói ngang. Lời nói của Dương Chu, Mặc Địch tràn lan khắp thiên hạ. Người trong thiên hạ không noi theo họ Dương thì cũng noi theo họ Mặc”.

          Tuy nhiên, cũng vì chuyện có rất nhiều cao nhân, ẩn sĩ chê Khổng Tử nên Mạnh Tử đã sửa nhiều khuyết điểm cho Khổng Học. Mạnh Tử đã đề ra thuyết Tâm Linh; nguyên tắc nổi tiếng của Mạnh Tử là “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, đường lối lấy dân làm gốc là do Mạnh Tử đề xướng.

          Trong thời Chiến Quốc là thời nở rộ của học thuật Trung Quốc gọi là “Bách gia chư tử” nào là Đạo gia, Danh gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Tung hoành gia, Tạp gia… các học phái này luôn luôn biện luận, đối kháng lẫn nhau. Trong giai đoạn này có các nhà biện luận nổi tiếng như Huệ Thi, Công Tôn Long… đặc biệt nhất là Trang Tử (369-286 TCN); Trang Tử chịu ảnh hưởng nhiều bởi Lão Tử vì thế học thuyết của ông được xếp vào phái Đạo gia.

          Trang Tử viết Nam Hoa Kinh, cuốn sách ghi lại những cuộc nghị luận giữa Trang Tử và Huệ Thi. Theo LSTHPĐ-NĐT thì trong thiên Tề Vật Luận Trang Tử đã chống lại hai phái Nho và Mặc, ông viết rằng: “Đạo giấu ở đâu mà có chân lý, chân ngụy? Lời nói giấu ở đâu mà có phải trái? Đạo đi về đâu mất mà không còn, lời nói còn ở đâu mà không thể được? Đạo ẩn ở chỗ nên nhỏ, lời nói ẩn ở chỗ ngọn ngành. Bởi thế mà lý phải trái của Nho, Mặc, lấy làm phải điều kẻ kia cho là trái và cho làm trái điều kẻ kia cho là phải”.

          Cũng trong thời Chiến quốc, chúng ta còn thấy học phái Pháp gia đã kịch liệt chỉ trích Khổng Nho; chẳng hạn như Công Tôn Ưởng - Thương Quân (khoảng 390-338 TCN) đã viết trong Canh pháp rằng: “Những thế hệ trước không cùng một lý thuyết, làm sao phải khuôn khổ theo cổ nhân? Những vua trước không nối theo nhau, tại sao phải bắt chước nghi lễ của họ.

          Trong sách Luận Ngữ bản dịch của Nguyễn Hiến Lê ở các trang 170, 171 đã ghi rất kỹ về cung cách giữ lễ nhà Chu của Khổng Tử. Ở đây chúng ta hãy đọc một đoạn mô tả như sau: “Khi vô cửa lớn của triều đình, ông khom khom như cửa thấp quá. Ông không đứng ở giữa cửa, khi đi không dẫm lên ngạch cửa. Đi ngang qua (ngai trống) ông biến sắc, chân run run, nói như chẳng ra lời. Khi ông vén áo lên thềm, ông khom khom, nín hơi như khó thở. Khi lui xuống một bực, sắc mặt ông hòa hoãn vui vẻ. Xuống đến bậc cuối, ông đi mau, hai cánh tay đưa thẳng như cánh chim. Trở về chỗ cũ thì ông lại cung kính, vẻ như không yên tâm”.

          Đọc qua đoạn này, chúng ta dễ liên tưởng đến một màn hài kịch do Khổng Tử “tự biên tự diễn”. Những đạo diễn, diễn viên người Hoa bây giờ như Trương Nghệ Mưu, Châu Nhuận Phát… so với thầy Khổng chỉ đáng xách dép cho thầy.

          Vào cuối thời Chiến quốc còn có mấy nhà tư tưởng nổi tiếng là Tuân Tử (khoảng 313-238 TCN) và Hàn Phi Tử (khoảng 280-233 TCN). Các học sĩ này đếu cho rằng đường lối của Khổng Nho cổ hủ, thiếu thực tế.
         
          Sách Trung Quốc Triết Học Sử của Hồ Thích đã đặt cả một tiểu mục về quan điểm của Tuân Tử là nên “Bắt chước các vua sau”. Hồ Thích trích dẫn một đoạn thiên Phi Tướng của Tuân Tử viết rằng: “Thánh vương có hàng trăm người, ta phải theo ai? Đáp: văn vật lâu đời nên tiêu mất, chức Hữu tư giữ phép, theo lễ thái quá lâu ngày cũng mất. Cho nên nói: muốn thấy vết tích của thánh nhân ắt phải căn cứ vào cái gì rõ ràng tức là các vua sau vậy… Bỏ các vua sau mà chỉ nói đến những việc thuộc về thượng cổ, cũng ví như bỏ vua của mình để thờ vua của người khác vậy”.

          Ghi chép tóm lược một số các sự kiện xảy ra trong thời Xuân Thu và thời Chiến quốc là thời Khổng Tử và thời của lớp đệ tử đầu tiên của ông, chúng ta thấy một số điểm như sau:

          Thứ nhất là Khổng Tử hoàn toàn thất bại trong tham vọng phục hồi chế độ Tây Chu mà ông diễn giải là nhắm tới mục đích Bình thiên hạ.

          Thứ hai là việc giáo dục nhằm đào tạo những nguời tài để ra làm quan giúp nước thì cũng thất bại, trong đám môn đệ được nói là có tới bảy mươi hai người đạt đến trình độ làm Người Hiền thì chỉ có ít người ra làm quan như Nhiễm Cầu, Tử Lộ, Tử Hoa, Nguyên Tư. Ngay bản thân của Khổng Tử cũng chỉ được vua Lỗ dùng trong một thời gian ngắn với chức Á Tướng Quốc (Phó Thủ Tướng).

          Thứ Ba là Khổng Nho ngay từ cội rễ đã có 3 khuyết điểm là kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giai cấp, kỳ thị nam nữ. Chính vì các khuyết điểm này đã di hại cho đại chúng Trung Quốc vì họ đã bị dìm trong nhiều hủ tục; các quan niệm sai lầm ấy trở thành một tập quán ăn sâu trong sinh hoạt của dân chúng. Từ các khuyết điểm này đã khiến xã hội Trung Quốc khó có thể gia nhập vào sinh hoạt tiến bộ chung của toàn thể nhân loại.

          Tác hại của Khổng Nho cho tới bây giờ ở Trung Quốc vẫn đang là những vấn đề rắc rối, nan giải về các mặt chủng tộc, giai cấp và xã hội.

(còn tiếp)

Ngô Đình Vận
February 19, 2012

Wednesday, March 7, 2012

GS Nguyễn Ngọc Bích - Đoàn Văn Vươn Khúc Xương Mắc Kẹt Trong Họng VC



VanHoaNBLV nói chuyện với Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Cựu Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA), đương kim Chủ Tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ về các diễn tiến mới trong vụ Đoàn Văn Vươn đang gây ảnh hưởng lớn trong dư luận trong nước và quốc tế.

Buổi nói chuyện được thực hiện vào ngày 02 tháng 03 năm 2012 tại thành phố Garden Grove, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com 

Monday, March 5, 2012

Hội Thoại Về Việc Người Việt Gửi Thỉnh Nguyện Thư Cho Chính Quyền Obama



VanHoaNBLV được sự hợp tác của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ đã tổ chức một buổi hội thoại về vấn đề trên 100,000 người Việt đã gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu Chính phủ Obama quan tâm tới Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền ở Việt Nam.

Cuộc hội thoại với sự tham dự của các ông:

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Cựu Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA).
Ký giả Ngô Đình Vận, thuộc Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt.
Phan Kỳ Nhơn, Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai.
Nguyễn Phục Hưng, thuôc Liên Hội Cựu Chiến Sĩ.
Nguyễn Văn Cừ, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát của Cộng Đồng Los Angeles.
Lý Vĩnh Phong, Cựu Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California.
Nguyễn Minh, Hứa Trung Lập thuộc Liên Minh Quang Phục Việt Nam.
Phan Như Hữu, thuộc Hội Đền Hùng.
Dược sĩ Bùi Như Hải.
Anh Hoàng Vy, anh Lâm Quang Thạnh.

Và chị:

Trần Thanh Hiền, thuộc Diễn Dàn Giáo Dân.
Tiến sĩ Đào Thị Hợi, Cựu Giáo sư Đại Học Georgetown, Washington, D.C., Hoa Kỳ.

Cùng một số thành viên của những Đoàn thể khác thuộc Miền Nam California.

Buổi Hội Thoại này được tổ chức vào ngày 02 tháng 03 năm 2012 tại Văn Phòng Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ thuộc Thành phố Santa Ana, Orange County, Southern California, USA.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com  

Biểu Tình Đòi VC Trả Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam



VanHoaNBLV tham dự và ghi nhận lại một số hình ảnh về cuộc biểu tình đòi Việt Cộng trả tự do, dân chủ và nhân quyền cho Nhân Dân Việt Nam cùng yểm trợ tinh thần bất khuất của ca nhạc sĩ Việt Khang và các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đang bị giam cầm trong nước. Cuộc biểu tình được tổ chức vào ngày 25 tháng 02 năm 2012 tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com  

 

GS Nguyễn Ngọc Bích - Nguyễn Tấn Dũng Và Vụ Án Đoàn Văn Vươn



VanHoaNBLV phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Cựu Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) về việc ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 10 tháng 02 năm 2012 đã chủ trì cuộc họp khoáng đại để ra nghị quyết và kết luận về vụ án gia đình ông Đoàn Văn Vươn thuộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng Việt Nam.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 17 tháng 02 năm 2012 tại thành phố Santa Ana, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com  

GS Nguyễn Ngọc Bích - Nhận Xét Về Chuyến Đi Mỹ Của Tập Cận Bình



VanHoaNBLV phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Cựu Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) về chuyến đi Mỹ của ông Tập Cận Bình Phó Chủ Tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào trung tuần tháng 02 năm 2012.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 17 tháng 02 năm 2012 tại thành phố Santa Ana, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com 

 

Hội Tết Sinh Viên - Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012 Tại Orange County



VanHoaNBLV tham dự và ghi nhận lại một số hình ảnh của buổi lễ khai mạc Hội Tết Sinh Viên Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012 vào ngày 28 tháng 01 năm 2012. Hội Tết Sinh Viên do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California (UVSA) tỏ chức vào ba ngày 27, 28, 29 tháng Giêng năm 2012 nhằm các ngày mùng 5, 6, 7 Tết Nhâm Thìn tại Bolsa Grande High School thuộc thành phố Garden Grove, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

The 2012 Tet Festival, Year of the Dragon was organized by the Union of Vietnamese Student Associations (UVSA) of Southern California at Bolsa Grande High School in Garden Grove, CA. Now in its 31st year, it attracted an estimated 25,000 participants who came to celebrate this most important festival of the Lunar New Year in the Vietnamese community.

Organized in the spirit of a Spring Festival the event offered many activities associated with Tet: a dragon dance, display of a huge Heritage Flag, a procession of the 100 original Vietnamese half of whom followed the Immortal Fairy Âu Cơ to the hills and half followed their father Dragon King to the seas, a ceremony in honor of the ancestral manes of the Vietnamese people followed by a village procession involving young and old men and women. Also, traditional songs and music, games played at Tet such as Bầu Cua Cá Cọp, Oriental Chess, and many other activities seen at Tet time such as fortune telling. Calligraphy, Tet special editions of newspaper, Tet cards and food galore with Tet specialties like preserved fruits (mứt), nice cakes (bánh chưng, bánh tét) were available for the participants to partake of.

Video clip was created by http://noigio.blogspot.com  


Year of the Dragon - UVSA Tet Festival 2012 in Orange County



The 2012 Tet Festival, Year of the Dragon was organized by the Union of Vietnamese Student Associations (UVSA) of Southern California at Bolsa Grande High School in Garden Grove, CA. Now in its 31st year, it attracted an estimated 25,000 participants who came to celebrate this most important festival of the Lunar New Year in the Vietnamese community.

Organized in the spirit of a Spring Festival the event offered many activities associated with Tet: a dragon dance, display of a huge Heritage Flag, a procession of the 100 original Vietnamese half of whom followed the Immortal Fairy Âu Cơ to the hills and half followed their father Dragon King to the seas, a ceremony in honor of the ancestral manes of the Vietnamese people followed by a village procession involving young and old men and women. Also, traditional songs and music, games played at Tet such as Bầu Cua Cá Cọp, Oriental Chess, and many other activities seen at Tet time such as fortune telling. Calligraphy, Tet special editions of newspaper, Tet cards and food galore with Tet specialties like preserved fruits (mứt), nice cakes (bánh chưng, bánh tét) were available for the participants to partake of.

Video clip was created by http://noigio.blogspot.com  


GS Trần Huy Bích - Nói Về Tác Phẩm "Lưu Hương Ký"



Giáo sư Trần Huy Bích vào ngày 27 tháng 01 năm 2012 đã tham dự và nói về Tác phẩm "Lưu Hương Ký" của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm và chú thích. Buổi ra mắt sách sách đưọc tổ chức tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt thuộc thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ.

Tác phẩm "Lưu Hương Ký" do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ in và phát hành năm 2012. Liên lạc xin gọi cho Cành Nam ĐT: (703) 525-4538. Email: canhnam@dc.net

Được cụ Cử Nguyễn Văn Tú tìm thấy từ năm 1956 trong rương sách cổ ở nhà cụ ở làng Hành Thiện. Tập thơ chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương mang tên "Lưu Hương Ký" giúp chúng ta nhìn ra thực tài và cuộc đời tình ái của một nữ lưu nổi tiếng cách đây 200 năm. "Lưu Hương Ký" đã được những học giả hàng đầu như Trần Thanh Mại và Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu nhưng đây là lần đầu tiên tác phẩm này (cổ bằng Truyện Kiều của Nguyễn Du) được giới thiệu, phiên âm và phiên dịch trọn vẹn cùng với chú thích đầy đủ để cho người đời nay có tài liệu chính xác về một nữ sĩ nổi tiếng thế giới của văn học Việt Nam.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com  


 

GS Nguyễn Ngọc Bích - Nói Về "Lưu Hương Ký"



VanHoaNBLV chiều ngày 27 tháng 01 năm 2012 đã tham dự buổi ra mắt sách "Lưu Hương Ký" của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm và chú thích. Buổi ra mắt sách sách đưọc tổ chức tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt thuộc thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ.

Tác phẩm "Lưu Hương Ký" do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ in và phát hành năm 2012. Liên lạc xin gọi cho Cành Nam ĐT: (703) 525-4538. Email: canhnam@dc.net

Được cụ Cử Nguyễn Văn Tú tìm thấy từ năm 1956 trong rương sách cổ ở nhà cụ ở làng hành Thiện. Tập thơ chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương mang tên "Lưu Hương Ký" giúp chúng ta nhìn ra thực tài và cuộc đời tình ái của một nữ lưu nổi tiếng cách đây 200 năm. "Lưu Hương Ký" đã được những học giả hàng đầu như Trần Thanh Mại và Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu nhưng đây là lần đầu tiên tác phẩm này (cổ bằng Truyện Kiều của Nguyễn Du) được giới thiệu, phiên âm và phiên dịch trọn vẹn cùng với chú thích đầy đủ để cho người đời nay có tài liệu chính xác về một nữ sĩ nổi tiếng thế giới của văn học Việt Nam.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com  


GS Nguyễn Ngọc Bích - Đoàn Văn Vươn Biểu Tượng Đòi Quyền Sống



VanHoaNBLV phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về trường hợp bạo quyền Cộng Sản đã cướp đoạt đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vào ngày 05 tháng 01 năm 2012.

Trường hợp Đoàn Văn Vươn hiện đang trở thành một biểu tượng cho đông đảo dân chúng ở VN đã và đang bị Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm tài sản, ruộng vườn, nhà cửa.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 31 tháng 01 năm 2012 tại thành phố Santa Ana, Nam California, Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com 

KG Ngô Đình Vận - Nói Về Các Sự Kỳ Thị Trên Văn Bản Khổng Tử



VanHoaNBLV ghi nhận lại buổi nói chuyện của Ký giả Trần Nguyên Thao với Kỳ giả Ngô Đình Vận về các sự kỳ thị được tìm thấy trên văn bản của Khổng Tử. Gồm các sự kỳ thị như kỳ thị chủng tộc, kỳ thị nam nữ, kỳ thị giai cấp...

Buổi nói chuyện này được thực hiện vào ngày 28 tháng 01 năm 2012 tại Little Saigon, thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com  

Cần xem thêm chi tiết và các bài viết về Khổng Tử xin vào trang blog http://binhdao.blogspot.com 

GS Nguyễn Ngọc Bích - Nói Về Khổng Học "Trọng Nam Khinh Nữ"



VanHoaNBLV ghi nhận lại cuộc phỏng vấn của Ký giả Trần Nguyên Thao với Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về vấn đề Khổng Học "Trọng Nam Khinh Nữ" đã gây ra nhiều thảm họa cho nữ giới trải qua nhiều đời ở nhiều nước Á Châu.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 28 tháng 01 năm 1012 tại Little Saigon, thành phố Westminster, Nam California Hoa Kỳ.

Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com