Saturday, January 14, 2012

Mó… Khổng Tử - Nguyễn Xuân Bá





MÓ… KHỔNG TỬ

Nguyễn Xuân Bá

          Chuyện đời ư? - Vạn nẻo đường
          Cứ lang thang mãi biết phương nào về
          Ùn ùn phố phố xe xe
          Cứ trông lốc bụi cứ nghe thét gào 
            

             (Hoàng Cầm)

          Cách nay vài hôm, tôi được người bạn giới thiệu trang Lạch Xuân Hương. Nghe cái tên nửa tục, nửa thanh. Tôi háo hức muốn vào xem cho được. Thật ra, tôi là người nhiều tục hơn thanh, nên hễ nghe cái gì có hơi hướng như lối viết của Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương thì thế nào cũng tìm đọc một cách say sưa thích thú.

           Mới bước vào ngưỡng cửa Lạch Xuân Hương, chưa thấy bài nào tục tục, thanh thanh, đã chạm ngay phải bài của ký giả Ngô đình Vận về “Tội Khổng Tử”. Nghe đến ghê người! Sau đó, hai vị nữ lưu, bà Lương viết trước, bà Hồng viết sau. Hai bà viết tựa như nhau. Bà nào cũng mong các bậc cao minh, hiểu đạo Thánh Hiền lên tiếng soi sáng cho những gì còn luẩn quẩn trong đầu một số người về những hậu họa của văn hóa Khổng Mạnh (?) Cái thứ văn hóa mà suy ra là căn nguyên của diệt sinh, trọng Nam khinh Nữ.

          Bà Lương nhắc lại : “nhất Nam viết hữu, thập Nữ viết vô” (một con trai kể như có, mười con gái kể như không.)

          Từ quan niệm này, đã có hàng triệu thai nhi là gái bị bóp chết ngay trong lòng Mẹ. Đồng thời tạo ra nếp sống truyền từ đời này đến kiếp kia, phụ Nữ trong xã hội Đông Phương bị đương nhiên đối xử như công dân hạng hai.

          Quan niêm này còn cổ súy cho nền đô hộ tinh thần người Tấu truyền tụng và áp dụng trên người Việt : Phụ Nữ đi ngang hình quan Công (một vị quan bên Tầu) mà không khom người tôn kính thì bị quan Công phạt !

          Đả phá quan niệm trọng Nam, khinh Nữ, người Việt mình  đã truyền tụng và sống với những câu ca dao, nhằm cân bằng Nam, Nữ :

          Một trăm đứa con trai, không bằng lỗ tai đứa con gái

Một trăm  đứa con gái, không bằng hòn d . .  đứa con trai

          Ngay trong xã hội và chốn cung đình Trung Hoa qua nhiều thời đại, cũng đã nổi lên Tứ Đại Mỹ Nhân :

          Tây Thi, thời Xuân Thu

          Điêu Thuyền, thời Tam Quốc

          Dương Quý Phi, Nhà Đường

          Bao Tự, Nhà Chu

          Phải chăng ý nghĩa phong cách sống lẫy lừng trong nhân gian hồi đó của 4 mỹ nhân Trung Hoa cũng là cách muốn xóa sạch quan niệm của Khổng Tử coi phụ nữ là “tiểu nhân”, chỉ có Nam Nhi mới là quân tử ?

          Ngày nay vì muốn kéo dài thời gian quyền lực trên đất nước Trung Hoa, đảng Cộng Sản Tầu muốn lợi dụng triết lý “trung quân” của Đạo Khổng, mà trước đó, thời Mao trạch Đông đã ra lệnh tru diệt.

          Hiện Bắc Kinh đã tìm cách mở nhiều trường dậy học thuyết Khổng Tử trên nhiều quốc gia. Theo dự án của Bắc Kinh, năm tới sẽ có hàng trăm trường loại này hoạt động, ngay cả ở Mỹ. Bắc Kinh muốn Hanoi áp dụng học thuyết Khổng Tử trong  học đường như  bên Tầu đang làm. Cốt lõi của dự án này chỉ nhằm khai thác học thuyết “trung quân” của Khổng Tử là trung với Cộng Đảng.

          Dự án này cũng chỉ nằm trong kế sách kéo dài thời gian cầm quyền của cả Bắc Kinh và Hanoi. Đối với hải ngoại dự án vừa nói là cánh tay nối dài của nghị quyết 36 do Hanoi chủ trương. Rồi đây trong cộng đồng Việt hải ngoại sẽ có nhiều “tay” chạy cờ cho kế hoạch này của Hanoi.

          Đầu tháng 9-2011, Giáo Sư Thomas Patterson, Đại học Harvard và nhà báo lề phải Nguyễn Anh Tuấn, Tuần Việt Nam, đồng sáng lập “Open Minds Network Foundation”. Chương trình này được cả hai giới thiệu trên Tuần Việt Nam, trong đó nói là “mở ra cơ hội hợp tác trao đổi giáo dục, văn hóa và khoa học . .  để từ cựu thù trở thành bạn hữu”. “Open Minds Network Foundation” sẽ đóng vai trò trò gì cho Hanoi trong việc mở một môn học “trung với đảng” vào lúc Cộng Đảng đang suy sụp uy tín ?

         Bắc Kinh và Hanoi có dư thừa phương tiện để thực hiện ý định của họ. Điều duy nhất họ thiếu lẽ phải, sự thật và ngay thẳng.

          Chuyện ký giả Ngô đình Vận viết công khai về 5 tội Đức Khổng ngay sau khi các thông tin về ý định của nhà cầm quyền Bắc Kinh được tung ra hẳn cũng có một ý nghĩa nào đó (?). Công việc này của một người không có chút phương tiện gì trong tay, ngoài chuyện nói sự thật có văn tự chúng minh.

          Mấy câu thơ của Hoàng Cầm được chép lại ở đâu bài, có ý nghĩa gì trong trường hợp này ?

          Nếu cứ mặc một người lên tiếng thì quý vị thức giả và các bạn trẻ trong cộng đồng sẽ nghĩ gì về dự án dùng học thuyết của Khổng Tử như bình phong để thiết lập môn học “trung với đảng” Hanoi sẽ có thể áp dụng ?

Nguyễn Xuân Bá

January 13.2012

No comments:

Post a Comment